Uncategorized

Ghế Ăn Dặm Cho Bé Chưa Biết Ngồi Chọn Loại Nào Tốt?

Thông thường khi bé tròn 6 tháng bắt đầu ăn bổ sung thì cũng là thời điểm bé đã ngồi vững nên mẹ rất dễ dàng tập thói quen ngồi ghế ăn dặm cho con. Tuy nhiên, một số bé chậm ngồi hơn, ngồi chưa vững thì mẹ có nên tập ngồi ghế ăn dặm cho bé không? Hay cứ cho bé ăn dặm bình thường tới khi con ngồi vững mới bắt đầu tập nhỉ? Trong trường hợp mẹ muốn tập thì có loại ghế ăn dặm nào cho bé chưa biết ngồi không? Cách để tập ghế ăn dặm cho bé chưa biết ngồi ra sao? Mẹ cùng Pinkspoon đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Ghế ăn dặm là gì? Lợi ích của ghế ăn dặm dành cho bé

Ghế ăn dặm là gì?

ghế ăn dặm là gì?
Tập ngồi ghế ăn dặm cho bé sẽ giúp hình thành những thói quen ăn uống tốt sau này

Ghế ăn dặm là một trong những dụng cụ ăn dặm không thể thiếu cho các mẹ muốn nuôi con khoa học và tập kỹ năng ăn uống tốt cho con. Đây là loại ghế được thiết kế chuyên dụng gồm: phần ghế ngồi, đệm, khay ăn, tay vịn…. để đáp ứng nhu cầu ăn bổ sung của bé.

Lợi ích của ghế ăn dặm dành cho bé

Một số lợi ích khi cho con ngồi ghế ăn có thể kể tới như:

  • Giúp bé có tư thế ngồi ăn chuẩn ngay từ những ngày ban đầu. Từ đó tiêu hóa các chất cũng tốt hơn. Các vấn đề như trớ, nôn, sặc cũng được hạn chế tới mức tối thiểu.
  • Tạo cho bé thói quen ăn uống đúng giờ, khoa học. Hạn chế tình trạng ăn rong, nằm ăn, vừa ăn vừa xem tivi. Việc ngồi ghế cũng giúp con ý thức hơn trong cách ăn uống, phòng nguy cơ biếng ăn.
  • Hiện nay đa số các loại ghế ăn dặm đều được thiết kế màu sắc cực kì bắt mắt, sinh động có nhiều họa tiết hoạt hình. Đây cũng là một trong những cách để bé hứng thú, chờ đợi tới giờ ăn hơn.
  • Tăng tình cảm gia đình. Nếu như với cách cho ăn truyền thống các mẹ sẽ phải bố trí bữa ăn của con khác với giờ ăn gia đình để có thể đút thìa. Thì bằng việc sử dụng ghế ăn dặm mẹ hoàn toàn có thể để con ngồi ăn cùng gia đình từ tháng thứ 9 và tập kỹ năng dùng thìa, tập ăn thô cho con.

Mẹ có thể đọc thêm về các lợi ích của ghế ăn dặm cũng như cách lựa chọn một chiếc ghế ăn dặm mà Pink đã tổng hợp lại Tại Đây

Có nên tập ghế ăn dặm khi bé chưa biết ngồi không?

Bé chưa biết ngồi có dùng ghế ăn dặm được không?
Bé chưa biết ngồi có dùng ghế ăn dặm được không?

Nếu mẹ đang thắc mắc không biết có nên tập ghế ăn dặm cho con khi con đã ăn dặm nhưng chưa ngồi vững hay không thì câu trả lời sẽ là có mẹ nhé.

Bởi ngay cả khi bé chưa biết ngồi thì việc đặt con trong ghế cũng sẽ là một cách để rèn luyện thói quen ăn uống hàng ngày cho con. Thường sẽ mất khoảng 1 – 2 tuần để bé có thể làm quen với “người bạn mới này” nên mẹ hãy kiên nhẫn nhé.

Nhiều mẹ nghĩ rằng con mới ăn dặm ngồi chưa vững không nên cho con ngồi ghế nên vẫn để con ăn theo cách truyền thống, nằm ăn thậm chí cho ăn rong. Và đợi tới khi con ăn tốt hơn thì mới tập. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Các bé sẽ hình thành thói quen hàng ngày rất nhanh, chỉ cần mẹ cho con ăn rong hoặc xem tivi 2 – 3 lần thì những lần sau bé cũng sẽ yêu cầu được những thứ đó. Đồng thời, việc đợi bé ăn tốt rồi mới tập ngồi ghế ăn dặm cũng khiến thời gian tập ngồi ghế dài hơn và vất vả hơn rất nhiều.

Cách tập ghế ăn dặm cho bé chưa biết ngồi

mẹ tập cho bé ngồi ăn trên ghế ăn dặm
mẹ tập cho bé ngồi ăn trên ghế ăn dặm

Việc tập cho bé chưa biết ngồi sử dụng ghế ăn dặm cũng không hề khó đâu mẹ nhé. Mẹ chỉ cần chuẩn bị một chiếc ghế có thể ngả lưng được để con hợp tác trong khi ăn. Sau đó làm theo hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Trước khi bế bé vào trong ghế, mẹ hãy đặt ghế ở một vị trí thích hợp, kiểm tra độ chắn chắn của chân ghế, ngả lưng ghế theo nấc phù hợp với con. Nên chọn nấc ngả vừa phải, chừng 45 độ là tốt nhất để tránh tư thế nằm.
  • Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng, mẹ bế bé đặt trong lòng ghế và thắt đai an toàn lại cho bé. Kiểm tra tư thế nằm của bé lại 1 lần nữa xem đã phù hợp chưa, có cần điều chỉnh gì không.

Như thế là đã xong, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn rồi đó ạ.

3 cách để con hợp tác hơn khi ngồi ghế ăn dặm

Không phải em bé nào cũng chịu ngồi ghế ăn ngay lần đầu tiên. Mẹ có thể thử 3 cách dưới đây để tập ngồi ghế ăn dặm cho con.

Tập cho bé ngồi ghế ngay khi bắt đầu ăn dặm

Như phần trên Pinkspoon đã phân tích rồi đó ạ. Việc tập ngồi ghế ngay khi bắt đầu ăn dặm là điều cực kì quan trọng. Mẹ hãy lưu tâm vấn đề này để nâng cao tỉ lệ thành công nhé ạ!

Đừng để con ngồi ghế ăn dặm quá lâu

Trong những bữa ăn dặm đầu tiên, lượng thức ăn của con còn chưa nhiều nên mẹ hãy giới hạn thời gian ngồi ghế của con ngay từ lúc này. Chỉ nên cho con ngồi khoảng 10 – 15 phút hoặc cho bé rời ghế ngay sau khi hoàn thành bữa ăn nếu bé muốn. Đặc biệt mẹ không nên để bé ngồi quá 30 phút. Điều này vừa khiến con khó chịu, không thoải mái mà còn có tác dụng tiêu cực đến cột sống sau này.

Có thể để đồ chơi lên bàn

Đối với nhiều bé nhất định không hợp tác ngồi ghế ăn dặm thì mẹ có thể để 1 – 2 loại đồ chơi lên ghế rồi cho con chơi trên đó. Việc này sẽ giúp con từng bước làm quen với tư thế ngồi, cảm giác ngồi ở trong ghế. Con sẽ không còn sợ hay khó chịu khi ngồi trên đó nữa.

Ghế ăn dặm cho bé chưa biết ngồi loại nào tốt?

Nếu mẹ đang tìm kiếm 1 chiếc ghế ăn dặm cho bé chưa biết ngồi, thì đừng bỏ qua những gợi ý dưới đây của Pinkspoon nhé!

Ghế ăn dặm cho bé chưa biết ngồi SeeBayby R1

ghế ăn dặm cho bé chưa biết ngồi
Ghế rung bập bênh 3 tư thế Seebaby R1 có bánh xe

Ghế ăn dặm SeeBaby R1 hay còn gọi là ghế bập bềnh 3 tư thế cho bé. Đây là loại ghế được tích hợp cả 3 chức năng dùng cho bé khi ngủ, nằm chơi hay khi ăn.

Ưu điểm

  • Ghế có 3 chế độ ngả lưng có thể giúp bé ngồi nhìn về phía trước để quan sát mọi thứ xung quanh, xem tivi…Hạ xuống 1 bậc khi bé muốn nghỉ ngơi hoặc ngủ. Lúc này mẹ có thể gập bánh xe lên để ghế trở thành một chiếc nôi bập bênh đu đưa nhẹ nhàng giúp bé dễ dàng ngủ ngon và ngủ sâu hơn. Đồng thời mẹ cũng có thể tận dụng chúng làm ghế ăn dặm khi bé chưa biết ngồi.
  • Ghế được trang bị thêm 4 bánh xe tiện lợi có thể dễ dàng chuyển từ ghế bập bênh thành xe đẩy mini giúp bé di chuyển khám phá mọi thứ.
  • Phần đệm lưng là dạng đệm lưới vừa tạo cảm giác êm ái vừa thoáng mát khí nên mẹ hoàn toàn yên tâm con không bị ra mồ hôi trộm hay hăm nóng nhé. Chúng cũng có thể tháo lắp theo ý muốn rất dễ dàng.

Nhược điểm

  • Dây đai bảo hộ của ghế chỉ là dây 3 điểm nên có thể chưa chắc chắn lắm khi sử dụng cho bé.
  • Ghế chỉ phù hợp trong giai đoạn đầu con chưa ngồi vững chứ không thay thế ghế ăn dặm thông thường được.

Giá sản phẩm: 630.000 – 650.000 đồng

Ghế ăn dặm cho bé chưa biết ngồi Chilux Grow S

ghế ăn dặm cho bé chưa biết ngồi
Ghế ăn dặm 2 trong 1 Chilux Grow S với 3 tư thế ngả lưng giúp con thoải mái sử dụng

Chilux hiện đang là thương hiệu tiên phong hàng đầu tại Việt Nam trong việc cung cấp những sản phẩm tiện ích, thông minh và chất lượng cao để chăm sóc và phát triển trẻ em Việt. Trong đó có các dòng sản phẩm ghế ăn dặm.

Ưu điểm

  • Ghế ăn dặm Chilux Grow S có thiết kế sang trọng, tinh tế, thông minh, đặc biệt cực kì phù hợp với không gian sống của người Việt. Một điểm cộng nữa đó là ghế rất đa năng, có thể thay đổi linh hoạt giúp bố mẹ hỗ trợ chăm sóc con trong suốt thời gian ăn dặm.
  • Ghế có nhiều nấc điều chỉnh độ cao, độ ngả của ghế. Có thể ngả ra 45 độ, phù hợp cho các bé mới tập ăn dặm mà chưa ngồi vững.
  • Phần đệm được làm từ da Pu cao cấp, chống nước tuyệt đối, giúp mẹ vệ sinh dễ dàng, thân thiện với làn da bé.
  • Đai 5 điểm cùng cấu trúc ghế chống lật đảm bảo an toàn trong quá trình ăn bổ sung
  • Có thể dễ dàng tháo lắp để mang đi du lịch hoặc sử dụng trong các căn phòng chật hẹp.

Nhược điểm

  • Giá thành đắt

Giá sản phẩm: 1.500.000 đồng.

Ghế ăn dặm cho bé chưa biết ngồi Newber Umoo

ghế ăn dặm cho bé chưa biết ngồi
ghế ăn dặm cao cấp Newber Umoo

Umoo là thương hiệu ghế ăn dặm đến từ Xứ sở Kim Chi mà Pinkspoon đã có lần nhắc tới trong bài viết “Top 6 loại ghế ăn dặm cho bé được mẹ ưu chuộng” của mình. Đây cũng là một trong những loại ghế ăn dặm cho bé chưa biết ngồi.

Ưu điểm

  • Tất cả các nguyên liệu sản xuất ghế đều được tuyển chọn kỹ lượng. Sản phẩm được làm chủ yếu từ nhựa không chứa PBA nên cực kì an toàn cho bé. Phần gầm ghế làm bằng hợp kim cao cấp chịu lực cao, không gỉ, bền. Chân ghế làm bằng cao su non chống trơn trượt.
  • Ghế có khả năng điều chỉnh độ cao linh hoạt với 3 mức độ cơ bản đó là ghế bệt, ghế chân thấp và ghế chân cao. Mỗi dáng ghế này sẽ phù hợp với một mục đích khác nhau.
  • Tương tự như ghế ăn dặm Chilux thì phần đệm da của Umoo cũng được làm từ da Pu chống nước và dễ dàng vệ sinh.

Nhược điểm

  • Ghế có nhiều linh kiện nên trong quá trình tháo lắp sản phẩm có thể gặp những bất tiện nhất định.

Giá sản phẩm: 700.000 – 800.000 đồng

Lời kết

Pinkspoon hi vọng sau bài viết này mẹ đã có thể trả lời được câu hỏi ” Có nên tập ghế ăn dặm cho bé chưa biết ngồi hay không?” cũng như tìm được cho mình một chiếc ghế ăn dặm phù hợp với con.

Nếu mẹ có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào trong quá trình sử dụng ghế thì đừng quên để lại ở phía dưới phần bình luận hoặc nhắn tin về Fanpage: https://pinkspoon.com.vn/ để Pinks được hỗ trợ mẹ nhiều hơn nữa mẹ nhé!

Read More
Uncategorized

Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bị Cảm Lạnh

Bé yêu của mẹ đang bị ốm? Mẹ không biết liệu có phải bé đang bị cảm lạnh hay không? Triệu chứng để xác định bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh là gì? Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh cho uống thuốc gì? Cách chăm sóc bé ra sao? Mẹ cùng Pinkspoon tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Cảm lạnh là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh

trẻ sơ sinh bị cảm lạnh nguyên nhân từ đâu?
trẻ sơ sinh bị cảm lạnh nguyên nhân từ đâu?

Cảm lạnh hay còn gọi là bệnh viêm đường hô hấp trên do nhiễm virus thuộc chủng RhinovirusEnterovirus gây ra. Bệnh có thể gặp ở tất cả các đối tượng, thường vào khoảng thời gian giao mùa. Cảm lạnh không quá nguy hiểm, ít có biến chứng nặng, có thể tự khỏi trong vòng 5 – 7 ngày.

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên có nguy cơ cao mắc cảm lạnh. Nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan hô hấp tiến triển thành viêm phổi, viêm thanh quản…. rất nguy hiểm.

Triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Để xác định xem bé có đang bị cảm lạnh không mẹ có thể căn cứ vào các triệu chứng của con. Một số triệu chứng để phát hiện bệnh gồm có:

  • Chảy nước mũi. Đây là dịch tiết từ niêm mạc xoang mũi bài tiết ra. Trong những ngày đầu dịch sẽ có màu trắng trong, loãng. Sau đó, đặc dần chuyển màu vàng, xanh (dấu hiệu của sự nhiễm khuẩn). Nếu không được vệ sinh mũi đúng cách trẻ sẽ rất dễ bị ngạt mũi.
  • Ho: là triệu chứng tiếp theo khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh. Ho nhiều vào buổi tối.
  • Sốt: thường sốt cao, kéo dài

Ngoài ra, trẻ có thể có một số triệu chứng như: ngủ không ngon giấc, quấy khóc vào ban đêm, bú ít, bỏ bú…

Mẹ cần phân biệt các triệu chứng của cảm lạnh với cảm cúm để có hướng xử lý phù hợp. Các thông tin về bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh mẹ có thể tìm hiểu thêm Tại Đây

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh phải làm sao?

Dựa vào những triệu chứng ở phần trên nếu mà đã chắc chắn con bị cảm lạnh thì hãy lưu ngay nhưng cách dưới đây để giúp con nhanh khỏe hơn mẹ nhé!

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm lạnh để con nhanh khỏi bệnh
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm lạnh để con nhanh khỏi bệnh

Nếu bé không có các triệu chứng cảm nặng mẹ hoàn toàn có thể để bé ở nhà và theo dõi. Các phương pháp chăm sóc trẻ ở nhà chủ yếu nhằm mục đích giảm triệu chứng, giúp con cảm thấy dễ chịu và hồi phục nhanh hơn.

Nên

  • Bổ sung đủ nước và chất khoáng cho bé: Trong đó bao gồm cả sữa mẹ và sữa công thức. Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi mẹ có thể cho con uống thêm nước khoáng, nước trái cây giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho con.
  • Vệ sinh, hút sạch dịch tiết ở mũi của bé bằng dung dịch nước muối sinh lý và bầu hút chuyên dụng.
  • Có thể sử dụng các loại máy làm ẩm, lọc không khí để làm sạch và nâng cao độ ẩm không khí xung quanh.

Không nên

Dưới đây là một số điều tuyệt đối mẹ không nên làm khi con bị cảm lạnh:

  • Không tự tiện dùng kháng sinh cho trẻ. Vì cảm lạnh là do bé bị nhiễm virus mà virus thì không bị tiêu diệt bởi kháng sinh. Việc tự ý dùng kháng sinh có thể làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột, tăng nguy cơ kháng kháng sinh rất nguy hiểm.
  • Các thuốc hạ sốt không kê theo đơn như Tylenol Cold và Flu cho trẻ dưới 3 tháng tuổi. Đối với các bé dưới 1 tuổi khi dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để sử dụng liều lượng một cách hợp lý.
  • Không tự ý mua thuốc giảm ho sử dụng cho bé dưới 2 tuổi.
  • Không để trẻ nằm ở tư thế nằm sấp khi ngủ ngay cả khi trẻ bị ngạt mũi.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ khi có các triệu chứng nặng
Cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ khi có các triệu chứng nặng

Sốt là một trong những phản ứng của cơ thể trẻ sơ sinh chống lại cảm lạnh. Tuy nhiên, sốt từ 38,5 độ C trở lên ở những trẻ sơ sinh từ 2 đến 3 tháng tuổi là dấu hiệu cảnh báo nhu cầu được chăm sóc y tế.

Những trẻ lớn hơn bị cảm lạnh với biểu hiện sốt cao trên 39 độ nên được đưa đi khám tại các cơ sở y tế. Ngoài ra, nếu sốt cao kéo dài trên 5 ngày, bố mẹ cũng cần đưa trẻ đến khám bất kể trẻ ở lứa tuổi nào.

Một số dấu hiệu và triệu chứng khác cảnh báo bệnh đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng bố mẹ cần để ý gồm:

  • Nổi ban đỏ trên da
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Ho dai dẳng, khạc đờm nhiều. Đờm đặc có màu xanh hoặc có máu trong đờm.
  • Khó thở, thở khó khè
  • Dấu hiệu rút lõm lồng ngực
  • Sốt cao kéo dài từ 5 – 7 ngày.
  • Gãi tai hoặc các dấu hiệu khác gợi ý tình trạng khó chịu hoặc đau ở các vùng trên cơ thể.
  • Các dấu hiệu gợi ý tình trạng mất nước tiểu như tiểu ít, vô niệu…
  • Bú kém hoặc bỏ bú
  • Tím tái các đầu ngón tay, môi

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường kể trên mẹ hãy đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời mẹ nhé.

Lời kết

Hiện nay, không có phương pháp điều trị đặc hiệu nào dành riêng cho bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh. Đa phần các trường hợp trẻ sẽ tự hồi phục dần theo thời gian. Điều tốt nhất mà bố mẹ hoặc người chăm sóc có thể làm là hỗ trợ cho trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi nhìn chung rất dễ gặp các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiêm phòng đủ, đúng liều cho con. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cần đưa trẻ tới đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Read More
Uncategorized

TOP 5 Loại Bột Ăn Dặm Cho Bé Tốt Nhất Hiện Nay

Bé yêu của mẹ đã đủ tuổi tập ăn dặm? Mẹ đang muốn chọn bột ăn dặm cho bé trong những ngày đầu tập ăn? Vậy nên chọn bột ăn dặm ăn liền hay bột tự nấu nhỉ? Bột ăn dặm cho bé loại nào tốt? Cách sử dụng chúng ra sao? Mẹ cùng Pinkspoon tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

5 nguyên tắc mẹ cần biết trước khi cho bé ăn dặm

bột ăn dặm cho bé

Dù là chọn bột ăn dặm loại nào, cho bé ăn dặm theo phương pháp nào thì mẹ cũng đừng quên 5 nguyên tắc vàng về ăn dặm dưới đây. Để nuôi bé khỏe, thông minh và cao lớn được Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cao mẹ nhé:

1- Cho ăn từ ngọt – mặn: thời gian đầu nên tập cho trẻ những thức ăn gần giống sữa mẹ hoặc sữa công thức trước để bé làm quen dần một cách từ từ. Và một trong những sản phẩm phù hợp nhất với con trong giai đoạn này chính là bột ăn dặm.

2 – Cho ăn từ ít tới nhiều: Đây là cách để cho hệ tiêu hóa của con được thích ứng dần với các loại thức ăn ngày càng mới lạ hơn. Những ngày đầu chỉ nên bắt đầu với 3 – 4 thìa bột, 1 bữa/ngày. Sau đó tăng dần lên.

3 – Cho ăn từ lỏng – đặc: mục đích của nguyên tắc này là giúp bé tập làm quen với độ thô của thức ăn.

4 – Tô màu bát bột: Mỗi bát bột trong bữa ăn của con mẹ cần đảm bảo đủ 4 thành phần: tinh bột – chất đạm – chất béo – và nhóm rau.

5 – Không ép trẻ ăn: Khi trẻ không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra phản đối với việc ăn dặm thì cha mẹ nên cho bé tạm ngừng việc ăn một thời gian từ 5 – 7 ngày rồi sau đó tiếp tục tập luyện để trẻ không bị căng thẳng trong việc ăn uống.

Bột ăn dặm cho bé nên chọn loại ăn liền hay bột tự nấu?

Mỗi loại bột này đều sẽ có những ưu điểm riêng.

Đối với bột ăn liền, đóng gói sẵn thì chúng vô cùng tiện lợi, đơn giản, hương vị cũng cực kì thơm ngon. Sử dụng bột ăn dặm ăn liền cho bé mẹ cũng tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị đồ ăn cho con. Tuy nhiên, nhược điểm chính là chúng là thành phần dinh dưỡng không cân đối, đa số chỉ là tinh bột, không đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.

Còn đối với bột ăn dặm tự nấu thì mẹ sẽ được tự tay chuẩn bị và nấu thức ăn dặm cho con từ những thực phẩm tươi ngon, cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn trong việc ăn uống, phát triển toàn diện và đầy đủ hơn.

Top 5 loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay

Dưới đây là 5 loại bột ăn dặm được các mẹ tin tưởng lựa chọn nhiều nhất cho bé khi mới ăn dặm.

Bột ăn dặm cho bé – HiPP

bột ăn dặm hipp

Bột ăn dặm HiPP là sản phẩm nổi tiếng trên thị trường được sản xuất và nhập khẩu từ Đức. Ngoài bột gạo, bột sữa truyền thống thì HiPP gần như là cái tên bột ăn dặm đầu tiên tại Việt Nam.

Chúng rất an toàn với trẻ. Thành phần chính của chúng đơn giản chỉ là bột sữa (chiếm 35 – 45%) cùng một số các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

Ưu điểm

  • Bổ sung một số các loại vi chất dinh dưỡng cần thiết như: vitamin A, C, vitamin D giúp hỗ trợ phát triển xương, răng, tăng cường sức đề kháng cho bé.
  • Tăng cường sắt – là vi chất trẻ có nguy cơ cao thiếu trong giai đoạn đầu tập ăn bổ sung.
  • Hàm lượng lợi khuẩn Lactobaciluss cao giuos hỗ trợ tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng.
  • Không chứa gluten, đường hóa học, các chất phụ gia, chất bảo quản nên cực kì an toàn cho trẻ.
  • Có nhiều vị phù hợp cho từng bé, mẹ có thể lựa chọn để thay đổi trong bữa ăn hàng ngày cho con.

Hướng dẫn sử dụng

Dùng cùng sữa:

Mẹ lấy 20g bột cùng 180 – 200ml nước ấm. Cho bột vào nước và khuấy đều từ 1 – 2 phút để bột nở ra. Tiếp đó cho thêm 6 muỗng gạt sữa (các loại sữa cao năng lượng cho thể cho ít đi) vào phần bột đã pha. Khuấy đều cho đến khi sữa tan rồi cho bé dùng.

Cách chế biến cùng trái cây

Cho 2 thìa bột (20g) cùng 100ml nước đun sôi 50 độ C. Khuấy đều từ 1 – 2 phút. Rồi cho thêm 20 – 30g hoa quả nghiền, hoặc 1/2 hũ trái cây dinh dưỡng của HiPP. Khuấy đều.

Cách chế biết bột mặn cho bé 6 tháng tuổi từ bột ăn dặm HiPP

Dùng 200 – 250ml nước đun sôi, nước rau hoặc nước ninh thịt, cá … trộn đều với thịt, cá, tôm nạc… đã xay nhuyễn. Đun sôi, để nguội xuống 50 độ C, dùng 20g bột tắc đều vào nước dùng đã nấu chín. Trộn đều cho đến khi sánh mịn, cho 10ml dầu ăn vào trộn. Kiểm tra độ nóng trước khi cho bé ăn.

Giá tham khảo: 95.000 – 127.000 đồng/ hũ/ 50g

Bột ăn dặm cho bé – Heinz

Heinz bột ăn dặm

Bột ăn dặm Heinz là một trong những sản phẩm được các mẹ cực kì tin tưởng để lựa chọn cho bé yêu. Bởi chất lượng, giá trị dinh dưỡng và hương vị thơm ngon. Sản phẩm có thể dùng cho bé từ 4 tháng tuổi và được nhập khẩu từ Anh Quốc.

Một số ưu điểm nổi bật của sản phẩm

  • Chứa các loại prebiotic (chất xơ tự nhiên) giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, ổn định hệ tiêu hóa cho bé.
  • Bổ sung 12 loại vitamin cùng các khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé: canxi, sắt, kẽm, vitamin D, A, E, K, B1, B6, B12, C….
  • Sản phẩm sử dụng 100% nguồn nguyên liệu sạch từ tự nhiên. Cam kết không bổ sung thêm các chất tạo màu, hương vị hay các chất bảo quản.
  • Bột ăn dặm Heinz cũng có cực kì nhiều hương vị từ ngọt đến mặn giúp mẹ dễ dàng thay đổi đa dạng trong thực đơn cho bé, tiết kiệm thời gian cho mẹ.

Hướng dẫn sử dụng

  • Trẻ 4 tháng trở lên: Pha 15 – 20gr bột vào 60 – 80ml nước ấm, ngày ăn 1 lần.
  • Trẻ 7 tháng trở lên: Pha 50gr bột trong 150ml nước ấm có thể kết hợp nước rau, củ quả, thịt hầm, ngày ăn 2 lần.
  • Trẻ 12 tháng trở lên pha 50gr bột vào 150ml nước ấm có thể kết hợp nước rau, củ quả, thịt hầm… ngày ăn 3 lần.

Giá tham khảo: 150.000 – 170.000/ gói/ 200g

Bột ăn dặm Gerber Rice Cereal

Bột ăn dặm Gerber Rice Cereal là sản phẩm của thương hiệu Nestle Mỹ. Với thành phần nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, không chứa chất bảo quan, hương liệu nên sản phẩm cực kì an toàn với sức khỏe của bé.

Một số ưu điểm của sản phẩm:

  • Cung cấp probiotic hỗ trợ tiêu hóa, miễn dịch cho bé.
  • Bổ sung DHA cùng các loại vitamin chất khoáng cần thiết như: sắt, kẽm, vitamin B6, B12… không những giúp bé phát triển trí não, sáng mắt mà còn phòng nguy cơ thiếu máu.
  • Thành phần chính của bột là từ yến mạch nên chúng dễ tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
  • Bao bì sản phẩm bắt mắt, sử dụng nhựa Free BPA an toàn cho trẻ sơ sinh.

Đối tượng sử dụng

  • Bé từ 4 tháng tuổi.
  • Bé trong giai đoạn đầu tập ăn dặm

Hướng dẫn sử dụng

Lấy 1 lượng bột theo từng độ tuổi rồi pha cùng nước ấm, nước sữa, nước hoa quả hoặc nước dashi. Rồi khuấy đều. Là bé có thể ăn.

Nên cho bé ăn từ lỏng tới đặc theo tỉ lệ:

  • Giai đoạn tập ăn dặm (4 – 6 tháng): 1 muống vột pha với 4 – 5 muỗng sữa (hoặc nước hoa quả). Cho bé dùng 1 lần/ngày.
  • Giai đoạn dưới 12 tháng: 3 muỗng canh (50g) pha với 150ml sữa (nước hoa quả hoặc nước dashi). Cho bé dùng 2 lần/ ngày.
  • Giai đoạn từ 12 – 24 tháng: 3 muỗng canh (50g) pha với 150ml sữa (nước hoa quả hoặc nước dashi). Cho bé dùng 3 lần/ngày.

Giá sản phẩm: 139.000 đồng/ hộp/227g

Bột ăn dặm Ridielac Gold gạo sữa

Bột ăn dặm Ridielac Gold

Một trong những sản phẩm bột ăn dặm nội địa được các mẹ tin tưởng hàng đầu thì chắc chắn đó chính là bột ăn dặm Ridielac Gold. Đây là dòng sản phẩm tới từ công ty Vinamilk – Việt Nam. Ridielac Gold được sản xuất theo những tiêu chuẩn dinh dưỡng quốc tế Codex và nhu cầu khuyến nghị RNI của Bộ Y tế nên chúng đặc biệt phù hợp với trẻ em Việt.

Ưu điểm

  • Hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa : Bổ sung 1 tỉ lợi khuẩn Bifidobacterium, BB – 12 TM Inulin giúp bé tiêu hóa tốt và hấp thu nguồn dưỡng chất dồi dào.
  • Tăng cường nhiều dưỡng chất cho bé ăn ngon: Lysin, các loại vitamin nhóm B, Kẽm giuos bé ăn ngon miệng cùng 21 vitamin và chất khoáng giúp con phát triển cứng cáp hơn.
  • Hỗ trợ phát triển não bộ: DHA kết hợp với Axit Folic, Iot, sắt hỗ trợ phát triển não bộ, thị giác, tăng khả năng nhận thức và học hỏi của bé.

Đối tượng sử dụng

  • Trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi

Hướng dẫn sử dụng

  • Rửa tay sạch trước khi chuẩn bị bữa ăn cho bé, các vật dụng pha bột cho bé cần hoàn toàn sạch sẽ. Đun nước sôi, sau đó để nguội đến mức còn ấm khoảng 50 độ C.
  • Rót nước ấm vào tô, rắc nhẹ nhàng muống bột ngũ cốc dinh dưỡng Ridielac Alpha gạo sữa theo định lượng trong bảng hướng dẫn cách nuôi bé.
  • Khuấy đều cho đến khi bột tan hoàn toàn đến khi sánh mịn.

Lưu ý

  • Độ đặc sánh của bột khác nhau với từng bé và từng giai đoạn phát triển của trẻ.
  • Không giữ lại phần thức ăn thừa.
  • Không cần pha thêm sữa và dầu thực vật (đã có sẵn trong bột).
  • Nhu cầu mỗi bé có thể khác nhau, các bà mẹ nên tăng giảm lượng bột cho phù hợp với bé.
  • Bảo quản: Đậy kín sau mỗi lần sử dụng, để nơi thoáng mát và khô ráo, không bảo quản trong tủ lạnh.

Giá sản phẩm: 50.000 – 60.000/ hộp/200g

Bột ăn dặm Mabu

Bột ăn dặm Mabu giàu Selen và khoáng chất (Canxi, Sắt, Kẽm)

Khác với các loại bột ăn dặm ở trên. Bột ăn dặm Mabu đơn thuần chỉ là bột gạo. Dùng để nấu cùng các loại rau, thịt, cá.. trong bữa ăn hàng ngày của con.

Thành phần chính của chúng gồm có: Gạo Nhật Japonica, gạo nếp, gạo tám, hạt sen, bột sắn dây, selen, cùng một số các vi chất như canxi, sắt, kẽm, chất xơ…

Nhờ những thành phần như trên, sản phẩm có một số ưu điểm có thể kể tới như:

  • Sản phẩm được chế biến từ các loại ngũ cốc nên rất giàu chất xơ, phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé.
  • Sản phẩm có bổ sung thêm selen, đây gần như là vi chất chính của nó. Giúp bé tăng cường sức đề kháng đồng thời hỗ trợ khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
  • Đặc biệt với bột ăn dặm Mabu mẹ có thể dễ dàng chế biến thành bột mặn, bột ngọt tùy theo độ tuổi của con. Đồng thời sử dụng loại bột này mẹ cũng dễ dàng bổ sung đủ các nhóm chất phù hợp với thể trạng của con.

Hướng dẫn sử dụng

Nấu bột ngọt
  • Cho bột cùng 200ml nước đun sôi hoặc nước lọc vào nồi. Khuấy đều cho bột tan hết.
  • Bật bếp, đun với lửa lớn khoảng 2 phút là sôi. Sau khi bột sôi điều chỉnh nhỏ lửa, đun thêm 3 – 5 phút nữa là bột chín.
  • Tắt bếp, đổ bột ra bát. Chờ bột nguội bớt (chứng 50 độ C là đạt). Cho sữa công thức vào khuấy đều để bột không bị vón cục.
Cách nấu bột mặn từ bột ăn dặm Mabu
  • Rau chọn lấy phần ngọn non, lá mềm rồi rửa sạch. Trần qua với nước sôi từ 1- 2 phút để bất hoạt enzym gây phá hủy vitamin C. Sau đó cho vào máy xay, xay nhuyễn.
  • Thịt làm sạch, cắt thành miếng nhỏ rồi cho vào máy say. Cho thịt ra bát rồi cho thêm 1 chút nước lạnh vào để hòa tan thịt.
  • Cho bột mabu vào nồi, khuấy đều để bột tan. Rồi cho bột lên bếp nấu tới khi sôi thì vặn nhỏ lửa. Cho rau, thịt đã chuẩn bị trước đó vào nồi. Khuấy đều và đun thêm khoảng 3 – 5 phút là chín.

Giá sản phẩm: 60.000 – 70.000 đồng/ hộp/900g

 

Read More
Uncategorized

Cách Chọn Sữa Bột Cho Bé Chuẩn Chuyên Gia

Mẹ đang băn khoăn không biết nên chọn loại sữa bột nào cho bé? Sữa nào giúp bé tăng cân? Sữa nào cho bé tăng cao? Bé có các bệnh lý đặc biệt cho sữa bột loại nào tốt? Cùng Pinkspoon giải đáp những câu hỏi này ngay trong bài viết “Cách chọn sữa bột cho bé chuẩn chuyên gia” dưới đây mẹ nhé!

Sữa bột cho bé là gì?

sữa bột cho bé

Sữa bột hay sữa công thức  cho bé (Formula Milk) là một sản phẩm dinh dưỡng được sản xuất từ sữa bò, sữa dê hoặc sữa đậu nành có bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết khác để mô phỏng theo các công thức hóa học của sữa mẹ… Sau đó, dùng phương pháp bốc hơi sữa để chuyển từ dạng lỏng sang dạng bột.

Cách làm này không những giúp giữ lại được các chất dinh dưỡng một cách tối ưu. Mà còn giúp bảo quản, vận chuyển sữa dễ dàng hơn.

Thành phần dinh dưỡng trong sữa

Theo Viện Nhi khoa Mỹ (AAP): trong thành phần sữa công thức phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết bao gồm: chất đạm, béo, đường, vitamin (A,B,C,D,E,K), cùng các loại chất khoáng (canxi, magie, sắt, kẽm, đồng, selen…) theo đúng khuyến nghị phát triển của trẻ theo từng giai đoạn.

Theo cơ quan phát triển Mỹ (USAID) hàm lượng dinh dưỡng bình quân trong sữa bột không béo tính theo cân nặng bao gồm: 36% protein, 52% carbohydrat, 1,3% canxi, 1,8% kali. Tổng số các loại axit amin tiêu chuẩn là 21 loại.

Trong khi đó, sữa bột nguyên kem sẽ có hàm lượng protein từ 25 – 27%, carbohydrate là 36 – 38% và chất béo từ 36 – 38%. Trẻ dưới 7 tuổi được khuyến nghị nên dùng sữa loại này.

Cách chọn sữa bột cho bé

Mặc dù tất cả các loại sữa trên thị trường hiện nay đều được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo đúng khuyến nghị. Nhưng mỗi loại sữa sẽ tập trung vào một mục tiêu chính.

Cách chọn sữa bột cho bé tăng cân

Đây là dòng sản phẩm sữa được bổ sung thêm chất đạm giúp trẻ tăng cân tốt hơn, bắt kịp đà tăng trưởng dễ dàng hơn. Chúng thường có vị ngọt hơn các sữa khác. Đối với các bé hay bị nóng trong người có thể dẫn tới nguy cơ táo bón.

Để chọn được loại sữa bột cho bé tăng cân tốt mẹ hãy cân nhắc tới các thành phần:

  • Năng lượng: năng lượng càng cao, bé tăng cân càng tốt.
  • Chất đạm: hàm lượng đạm cao, cân đối giúp bé phát triển tốt hơn.
  • Chất béo: chất béo cao con sẽ tăng cân dễ dàng hơn
  • Chất xơ: Như ở trên Pinkspoon đã chia sẻ. Khi dùng sữa cao năng lượng cho bé sẽ làm tăng nguy cơ táo bón. Do đó, mẹ nên ưu tiên chọn loại sữa có bổ sung thêm chất xơ cho con.

Mẹ có thể đọc thêm về cách chọn sữa cao năng lượng cho con tại link: https://pinkspoon.com.vn/sua-giup-be-tang-can/

Dưới đây là bảng so sánh thành phần một số loại sữa cao năng lượng giúp bé tăng cân được các mẹ lựa chọn.

Nutren Junior

(sữa tăng cân)

Pedia Sure

(sữa tăng cân)

Nutridrink

(sữa tăng cân)

Kid Essential

(sữa tăng cân)

Friso Gold

(sữa thông thường)

Năng lượng/100ml100 Kcal100 KCal150 Kcal100 KCal67 kcal
Đạm/ 100ml3.04 g

(50% đạm whey)

3.0 g3.34g3.03.4g
Chất béo/100ml4.04g3.5g6.9g4.02.6
Chất xơ0.56g0.44g00.6072
Giá thành570.000 đồng/ 800g585.000 đồng/800g330.000 đồng/ 400g580.000 đồng/ 800g563.000 đồng/ 900g

Cách chọn sữa bột cho bé tăng trưởng chiều cao

sữa bột cho bé tăng chiều cao

Bên cạnh các dòng sản phẩm sữa bột tăng cân thì sữa tăng chiều cao cho con cũng được các mẹ săn đón không kém.

Để chọn được sữa tăng trưởng chiều cao tốt mẹ hãy quan tâm tới các chỉ số sau:

  • Hàm lượng canxi, vitamin D là bao nhiêu?
  • Tỉ lệ canxi/ photpho trong sữa như thế nào? Đây là tỉ lệ quyết định mức độ hấp thu canxi. Sữa có tỉ lệ canxi/ photpho từ 1.5 – 2.5 là tốt nhất.
  • Sữa có bổ sung thêm yếu tố tăng trưởng không?
  • Sữa có bổ sung vitamin K2 không? Ngày nay khoa học đã chứng minh việc sử dụng các sản phẩm có bổ sung thêm vitamin K2 sẽ làm tăng hiệu quả gắn canxi vào xương. Từ đó giúp bé tăng trưởng chiều cao tốt hơn, hạn chế các tác dụng phụ của việc bổ sung canxi cho cơ thể.

So sánh thành phần trong một số loại sữa tăng chiều cao hiện nay

Sữa bột HikidSữa Abbott GrowNuvita GrowGrow PlusNutrient KAO
Hàm lượng canxi (mg/100g)6001050620810730
Tỉ lệ canxi/ photpho1,51,51,371,51,7
Vitamin D (IU/100g)280629500420300
Các yếu tố tăng trưởngKhôngCó bổ sung thêm vitamin K2KhôngKhông

Cách chọn sữa bột cho bé tiêu hóa tốt hơn

sữa bột cho bé tiêu hóa tốt hơn

Bé uống sữa bị táo bón, tiêu chảy, phân xanh, phân sống… là những vấn đề tiêu hóa rất thường gặp khi sử dụng sữa bột cho bé.

Để hạn chế những triệu chứng này mẹ hãy chọn sữa:

  • Có năng lượng ở mức vừa phải: 60 – 70 Kcal/100ml
  • Tỉ lệ đạm Whey/casein gần tương tự sữa mẹ là 60:40
  • Có bổ sung thêm chất xơ FOS và GOS
  • Có bổ sung thêm các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Dưới đây là thành phần các chất có trong một số loại sữa hỗ trợ tiêu hóa được các mẹ sử dụng.

AptamilPhysiolacFrance LaitNan NgaMeiji
Năng lượng

(Kcal)

6663696764
Đạm/100ml

(whey:casein)

1.4g

(60:40)

1.34

(55:45)

1.6

(56:44)

1.24

(không có số liệu)

2

(không có số liệu)

Đường6.9g7.4g7.6g7.46g8.4g
Chất xơ (FOS/ GOS)0.08/0.720.2/0.02Không có số liệu0Không có số liệu
Lợi khuẩnKhôngKhôngKhôngKhông có số liệu

Sữa bột cho các bệnh lý đặc biệt

Ngoài các dòng sữa để phát triển cân nặng, thể chất cho bé, hiện nay trên thị trường cũng có thêm các loại sữa bệnh lý đặc biệt cho trẻ.

  • Sữa dành cho trẻ sinh non: Similac Neosure, Similac special care, sữa bột Pre Nan, sữa Pre France lait….
  • Sữa dành cho trẻ trào ngược dạ dày thực quản: Physiolac AR, FrisoLac Gold comfort, France Lait AR, Optimum AR….
  • Sữa dành cho bé bất dung nạp đường lactose: Aptamil A+ lactose Free, Nan AL, Wakodo Bonlact, Similac Isomil…
  • Sữa cho bé dị ứng đạm sữa bò: Nutramigen, Similac Alimentum, Pregestimil, Sữa Meiji HP, Similac Total comfort, Nan Supreme…

Mẹ có thể đọc chi tiết về các loại sữa này ở link: https://pinkspoon.com.vn/tat-tan-tat-nhung-dieu-me-can-biet-ve-sua-cho-be/

Lời kết

Pinkspoon hy vọng qua bài viết này, mẹ đã có thể chọn được loại sữa phù hợp nhất cho bé yêu của mình. Bên cạnh sữa thì việc cung cấp thêm các chất dinh dưỡng từ chế độ ăn hàng ngày để con phát triển toàn diện là điều vô cùng cần thiết.

Có thể là hình ảnh về thực phẩm và văn bản cho biết 'PINKSPOON Nguyên Liệu Ăn Dặm Cho Bé 88 Bình Lợi Phường 13 Quận Bình Thạnh 0965.911.466 nguyenlieuandampinkspoon@gmail.com Fanpage Trực Thuác Công TNHH ink Spoon'

Tại PinkSpoon chúng tôi hiểu rằng: mặc dù phải vất vả tại cơ quan làm việc cả ngày nhưng không gì có thể sánh được với tình yêu thương mà mẹ dành cho bé. Mẹ chẳng muốn bé phải ăn những tô cháo bán sẵn ngoài hàng kia đâu. Mẹ vẫn muốn được tự tay nấu cho bé từng tô cháo ăn dặm thơm ngon đầy đủ dinh dưỡng cơ.

Chính vì vậy, PinkSpoon ra đời để giúp mẹ giảm bớt phần nào được khó khăn này.

Mẹ chỉ cần tìm tới trang fanpage của PinkSpoon tại địa chỉ: https://pinkspoon.com.vn/ và lựa chọn món cháo cho bé nhà mình. Mọi nguyên liệu trong đó hãy để PinkSpoon lo ạ.

Với hơn 150 set nguyên liệu từ những món thân quen như: thịt lợn, thịt bò, tôm, cua… tới các nguyên liệu quý giá bào ngư, sò điệp, yến…. mẹ đều có thể tìm thấy trong menu từ Pinkspoon. Đặc biệt, các nguyên liệu này đều đã được PinkSpoon tính toán cẩn thận sao cho cân đối với từng độ tuổi của từng bé. Chúng đều được nhập từ các cơ sở uy tín như Vietgap, Dalatgap, Vissan, Organica, Coop Fresh… nên mẹ hoàn toàn yên tâm mẹ nhé.

Mẹ còn chần chừ gì nữa mà không inbox, comment ngay để Pinkspoon tư vấn giúp mẹ ạ ?

Read More
Uncategorized

Bí Kíp Luyện Easy Cho Bé 1 Tháng Tuổi Thành Công

Nếu mẹ đã và đang nuôi con nhỏ, chắc chắn mẹ đã 1 lần lướt qua, đọc hoặc nghe về phương pháp nuôi con ngoan – mẹ nhàn – EASY.  Đây là khái niệm chu kỳ sinh hoạt cho bé được tác giả Tracy Hogg giới thiệu trong bổ sách cẩm nang nuôi dạy trẻ sơ sinh nổi tiếng Baby Whisperer của mình. Vậy phương pháp EASY là gì? Phương pháp này có những lợi ích gì? Bé 1 tháng tuổi có thể áp dụng được EASY không? Cách luyện EASY cho bé 1 tháng tuổi như thế nào? Mẹ cùng Pinkspoon tìm hiểu trong bài viết này mẹ nhé!

EASY là gì? Chúng có thực sự tốt hay không?

luyện easy cho bé 1 tháng tuổi

EASY là một phương pháp rèn luyện thói quen sinh hoạt dành cho trẻ nhỏ. Khi thực hiện theo phương pháp EASY, mẹ sẽ không để bé bú theo nhu cầu nữa. Thay vào đó, mẹ sẽ hướng dẫn bé thực hiện các thói quen hàng ngày theo một trình tự cụ thể:

  • Ăn – EAT
  • Hoạt động (giờ chơi) – ACTIVITY
  • Ngủ – SLEEP
  • Thời gian của bạn (thời gian dành cho cha mẹ, trong khi em bé đang ngủ) – YOUR TIME

Khi mẹ và con sinh hoạt theo EASY, mẹ sẽ không bị nhầm lẫn các tín hiệu con “phát” ra. Đồng thời, không bị nhầm tiếng khóc khi con mệt muốn đi ngủ với khi con đòi ăn, hay tiếng khóc con chán muốn thay đổi trò chơi.

Khi đó, mẹ sẽ biết cách phản ứng với từng nhu cầu khác nhau của bé. Mẹ hiểu bé và bé được tôn trọng về nhu cầu, tránh tình trạng cho ăn lắt nhắt cả ngày do mẹ sợ con đói hay muốn con ngừng khóc. Bằng việc áp dụng phương pháp Easy cho bé sơ sinh 1 tháng tuổi mẹ cũng sẽ phòng tránh được vô vàn các vấn đề ăn ngủ phức tạp của con khi con bước vào giai đoạn 4, 6 ,10 hay 14 tháng.

Bé mấy tháng có thể luyện EASY?

Nếu mẹ nào đã học qua môn sinh học lóp 7 chắc còn nhớ về bài học phản xạ có điều kiện: bật đèn thì cho chuột ăn, hay vỗ tay thì cho cá ăn. Sau đó mỗi khi bật đèn chuột sẽ chạy đến và mong chờ thức ăn, hoặc khi vỗ tay cá sẽ lên và hy vọng có mồi.

Khi luyện EASY cho bé cũng như vậy. Đây chính là tập phản xạ có điều kiện cho con. Chính vì vậy ngay từ khi mới sinh ra mẹ đã có thể bắt đầu luyện easy cho con.

Nếu được áp dụng EASY từ sớm thì dần dần bé sẽ có thể tự nhận biết được việc gì sẽ đến tiếp theo, bởi trình tự của mọi hoạt động là không bao giờ thay đổi. Điều này sẽ tạo nên nhịp sinh học đầu đời cho bé. Bé cảm thấy chủ động và tự tin bởi bé biết sau khi ngủ dậy mình được ăn, khi ăn xong mình được chơi và khi mệt mình sẽ được đi ngủ. Đây là nền tảng cơ bản nhất để xây dựng lòng tin của bé với mẹ, bởi nếu mẹ tôn trọng chu kỳ của bé, bé hiểu và bé có thể chờ đợi điều gì sắp đến vói mình.

Với mỗi giai đoạn, lịch sinh hoạt của con sẽ đều có những điều chỉnh phù hợp cho độ tuổi đó. Nhưng khó khăn nhất, có lẽ vẫn là lúc con ở giai đoạn sơ sinh. Trong phần tiếp theo, mẹ hãy cùng Pinkspoon khám phá lịch sinh hoạt EASY cho bé sơ sinh. Cũng như những mẹo hay để luyện easy cho bé 1 tháng tuổi mẹ nhé!

Chu kì EASY cho bé sơ sinh 1 tháng tuổi

Chăm con theo phương pháp EASY

Về cơ bản chúng vẫn sẽ bao gồm các giai đoạn ăn – hoạt động – ngủ – thời gian cho mẹ.

E: Eat

Đây là những lúc mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trong đó, mỗi bữa ăn của bé nên được sắp xếp cách nhau trung bình từ 2 – 3 tiếng/ lần. Bé được ăn ngay sau khi ngủ dậy. Trung bình mỗi bữa ăn sẽ kéo dài từ 20 – 30 phút.

Tuy nhiên, giai đoạn này bé cũng sẽ có 2 bữa ăn không theo lịch. Trong đó sẽ có một bữa là “ăn theo cụm” và một bữa ăn khi trẻ vẫn đang ngủ. Hai bữa này là chìa khóa để giữ cho em bé cảm thấy thoải mái, đủ no để ngủ suốt đêm.

Cho ăn theo cụm

“Cho trẻ ăn theo cụm” là việc cho trẻ bú cách nhau khoảng 2 giờ vào buổi tối trước khi đi ngủ. Sau lần bú đầu tiên, mẹ có thể cho bé thực hiện một hoạt động (chẳng hạn như nằm sấp, tập lẫy, nói chuyện, vận động…). Sau đó, cho con bú lần thứ 2 rồi đi ngủ.

Ví dụ: mẹ có thể cho em bú lần đầu tiên lúc 6 giờ tối. Thực hiện một hoạt động. Sau đó cho em bé bú theo cụm thứ hai lúc 8 giờ tối trước khi đưa em bé đi ngủ. Các cữ bú theo cụm thường được thực hiện cho đến tháng thứ hai. Sau đó được bổ sung trở lại trong khoảng từ 4 đến 6 tháng.

Cho trẻ ăn khi ngủ

Trong giai đoạn đầu của EASY, mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ bú vào ban đêm khi trẻ vẫn đang ngủ, không đánh thức trẻ. Điều này, không những giúp trẻ ngủ ngon hơn mà còn giúp con tăng trưởng chiều cao, cân nặng tốt hơn.

A: Activity

Sau khi ăn xong bé sẽ được vỗ ợ, vui chơi, thay bỉm, vệ sinh cá nhân. Hoặc mẹ có thể: đọc sách, hát cho bé nghe, cho bé chơi với đồ chơi….Tổng thời gian cho hoạt động ở mỗi chu kì sẽ kéo dài trong khoảng từ 20 – 30 phút.

Sleep: Ngủ

Giấc ngủ rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển trí não của bé. Theo National Sleep Foundation, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi nên ngủ từ 14–17 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ.

Bé sơ sinh 1 tháng theo easy thường sẽ có 4 giấc ngủ ngày. Trong đó có 3 giấc ngủ dài kéo dài từ 1,5 đến 2h/ giấc. Và 1 giấc ngủ ngắn cuối ngày khoảng 20 – 30 phút. Đêm con sẽ ngủ từ 11 – 13 tiếng/ đêm để đảm bảo đủ số giờ ngủ theo khuyến nghị.

Thời gian của các cữ ngủ ngắn trong ngày có thể giúp con ngủ ngon hơn vào ban đêm. Đặc biệt là 2 giấc ngủ cuối ngày. Tránh trường hợp bé ngủ quá nhiều vào 2 giờ này làm phá lịch ngủ đêm của con.

Y: Your Time

Khi trẻ đã ngủ, đây sẽ là khoảng thời gian để mẹ thư giãn, sinh hoạt và làm các hoạt động mình thích. Do đã biết rõ lịch sinh hoạt của con nên mẹ cũng có thể chủ động sắp xếp công việc của mình vào khoảng thời gian này!

Gợi ý lịch sinh hoạt để luyện EASY cho bé 1 tháng tuổi

Khi bé 1 tháng tuổi, mẹ có thể luyện con theo lịch sinh hoạt EASY 3 giờ. Cụ thể như sau:

EASY 1

  • 7h – 7h45: ngủ dậy và ăn
  • 7h45 – 8h: thay bỉm và chơi
  • 8h – 10h: bé ngủ giấc ngày thứ 1
  • 8h – 10h: thời gian của mẹ

EASY 2

  • 10h – 10h45: ngủ dậy và ăn
  • 10h45 – 11h: thay bỉm và chơi
  • 11h – 13h: Bé ngủ giấc ngày thứ 2
  • 11h – 13h: mẹ ăn trưa, nghỉ ngơi.

EASY 3

  • 13h – 13h45: ngủ dậy và ăn
  • 13h45 – 14h: thay bỉm và chơi
  • 14h – 16h: Bé ngủ ngấc ngày thứ 3
  • 14h – 16h: Thời gian của mẹ

EASY 4

  • 16h – 16h45: ngủ dậy và ăn
  • 16h45 – 17h: Thay bỉm và chơi
  • 17h – 17h45: Bé ngủ giấc ngắn từ 20 – 30 phút.
  • 17h – 17h45: Thời gian của mẹ

Sau đó:

  • 18h: bé đi tắm và có thể ăn/ bú mẹ 1 lần nữa
  • 19h: bé đi vào giấc ngủ

Cách để giúp mẹ luyện EASY cho bé 1 tháng tuổi dễ dàng hơn

EASY là phương pháp luyện thói quen sinh hoạt phù hợp cho cả bé bú mẹ và bú mình. Thời gian trong lịch trình mẹ có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc điểm của từng bé. Không nhất thiết phải tuân thủ 100% như lịch trên. 4 – 6 tuần đầu chính là khoảng thời gian để mẹ luyện, điều chỉnh lịch trình sao cho phù hợp với con.

Ngoài ra có 1 số mẹo sau

  • Nếu bé không thể ngủ được ít nhất từ 3 – 4 tiếng 1 đêm. Nguyên nhân có thể là do lượng sữa trong ngày quá thấp, không cung cấp đủ nhu cầu của bé. Hoặc do bé thiếu canxi, không hấp thu hết vitamin D…. Khi đó, mẹ hãy xem lại lịch ăn trong ngày của bé, cố gắng tăng lượng sữa đặc biệt là bữa cuối ngày trước khi con ngủ. Trung bình bé sẽ cung cấp từ 600 – 800ml/ngày.
  • Nếu đã đến giờ ăn theo lịch nhưng bé vẫn còn ngủ, có thể trong những ngày đầu mẹ hãy cố gắng quan sát để biết được khung giờ con thường dậy. Sau đó cố gắng đánh thức bé dậy đúng giờ và cho ngủ sâu giấc vào cữ tiếp theo. Nếu bé có biểu hiện cáu ngủ, khó chịu lần sau mẹ hãy chỉ đánh thức con trước 10 phút. Sau đó tăng lên dần 15 phút, 30 phút… để con làm quen với lịch sinh hoạt mới.
  • Có những ngày con tự nhiên bị phá lịch. Điều này là hoàn toàn bình thường. Mẹ hãy kiên nhẫn và tập lại vào ngày hôm sau cho trẻ mẹ nhé.

Cách để giúp bé sơ sinh ngủ ngon hơn vào buổi đêm

luyện easy cho bé 1 tháng tuổi

Mẹ có thể thực hiện theo các khuyến nghị sau để bé có được một giấc ngủ ngon, an toàn và chất lượng:

  • Luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, không nằm sấp hoặc nằm nghiêngTỷ lệ SIDS đã giảm dần kể từ khi Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đưa ra khuyến nghị này vào năm 1992.
  • Đảm bảo nôi, chăn, ga giường trải cho bé có độ mềm vừa phải, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cho trẻ sơ sinh.
  • Không đặt bất cứ thứ gì khác vào cũi hoặc nôiĐể đồ chơi, đèn ngủ, quá nhiều gối, chăn, ga trải giường trang trí có thể khiến bé bị sao nhãng khi ngủ. Nó cũng có thể là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển, không tốt cho sức khỏe của bé.
  • Mặc quần áo phù hợp theo mùa cho bé, không mặc quá nhiều. Không để bé bị đổ mồ hôi hoặc cảm thấy nóng khi chạm vào.
  • Đảm bảo không khí phòng ngủ sạch sẽ, an toàn, không có khói thuốc lá, bụi…
  • Đặt trẻ ngủ bằng núm vú giả. Ti giả có thể giúp bé ngủ sâu và ngon hơn.
  • Tránh các đồ vật có dây buộc hoặc ruy băng. Chúng có thể quấn quanh cổ em bé. Các đồ vật có cạnh hoặc góc sắc nhọn cũng không nên để gần giường.

Lời kết

Luyện EASY cho bé 1 tháng tuổi là việc làm cần thiết, giúp bé hình thành thói quen trong sinh hoạt, giảm áp lực cho mẹ. Nhưng không phải em bé nào cũng chịu hợp tác ngay trong những lần đầu tiên thực hiện. Pinkspoon hy vọng, với những gợi ý và hướng dẫn cách luyện easy cho bé 1 tháng tuổi trong bài viết này đã giúp mẹ tìm ra được giải pháp phù hợp cho bé.

Nếu mẹ có bất cứ câu hỏi, thắc mắc nào liên quan tới cách luyện phương pháp easy này thì đừng quên để lại trong phần bình luận hoặc nhắn tin trực tiếp với fanpage: https://pinkspoon.com.vn/ để Pinkspoon được hỗ trợ mẹ, mẹ nhé!

Read More
Uncategorized

Trẻ Sơ Sinh Bị Cảm Cúm Phải Làm Sao?

Cảm cúm /cúm hay cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm do vi rút cúm gây ra. Bệnh thường gặp vào các thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết thất thường. Bệnh có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Vậy trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao? Cách chăm sóc bé bị cảm cúm như thế nào cho đúng? Có cách nào phòng bệnh cúm cho trẻ không? Mẹ cùng Pinkspoon đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Những thông tin về bệnh cúm mẹ cần biết

Cúm là một bệnh lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp thông qua các dịch tiết như: nước bọt, không khí….hoặc gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.

Thời gian ủ bệnh có thể dao động trong khoảng từ 1 – 4 ngày. Sau đó được biểu hiện ra bằng các cơn sốt, ho, sổ mũi…. kéo dài trong 1 tuần. Tuy nhiên, diễn biến của bệnh cảm cúm rất khó lường. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng thậm chí là tử vong.

Theo CDC, tất cả trẻ em dưới 5 tuổi đều có nguy cơ cao mắc bệnh cúm. Trong đó nguy cơ biến chứng cúm nặng cao nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi và tỷ lệ nhập viện, tử vong cao nhất xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

Các triệu chứng của bệnh cúm ở trẻ sơ sinh

trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao

Về cơ bản các triệu chứng cúm ở trẻ sơ sinh cũng sẽ tương tự như ở trẻ lớn và người lớn. Nhưng chúng thường có thể khó phát hiện hơn vì trẻ sơ sinh không thể nói với mẹ bằng lời nói mà chỉ có thể biểu đạt qua tiếng khóc.

Dưới đây là một số các dấu hiệu và triệu chứng cần lưu ý. Nếu mẹ nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này thì rất có thể con đã bị cảm cúm

  • Trẻ sốt cao 38 – 38,5 độ c
  • Bé mệt mỏi, quấy khóc nhiều, bú kém hoặc bỏ bú.
  • Ho
  • Nôn mửa và/ hoặc kèm theo tiêu chảy

Ngoài ra, một số các dấu hiệu nặng mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế ngay gốm có:

  • Trẻ khóc liên tục nhiều giờ
  • Da chuyển xanh, tím tái đặc biệt là ở mặt hoặc môi
  • Khó thở
  • Co giật
  • Ngủ li bì kèm sốt, mẹ gọi bé cũng không phản ứng lại.
  • Nôn dữ dội không ngừng
  • Có các dấu hiệu mất nước
  • Sốt trên 104 ° F (40 ° C)

Phân biệt cúm với Corona virus

Vì các triệu chứng ban đầu của nhiễm virus Covid – 19 rất giống với bệnh cảm cúm thông thường. Do đó, việc phân biệt 2 bệnh này là cực kì quan trọng. Một số các dấu hiệu đặc trưng cho từng bệnh đã được tóm tắt trong ảnh dưới đây:

phân biệt cúm với covid

Trẻ sơ sinh bị cúm phải làm sao?

Khi bé được bác sĩ chẩn đoán nhiễm cúm mẹ cần kết hợp cho bé dùng thuốc theo đơn của bác sĩ cùng các phương pháp chăm sóc khoa học để giảm nguy cơ biến chứng.

Cho bé dùng thuốc khi bị cảm cúm

Nếu bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bé bị cảm cúm. Bé có thể sẽ cần phải uống một số thuốc kháng virus như oseltamivir (Tamiflu) hay zanamivir (Relenza). Thuốc có tác dụng ngăn chặn virus lây lan rộng trong cơ thể.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), thuốc kháng vi-rút có hiệu quả tốt nhất nếu được dùng trong vòng một đến hai ngày đầu khi có dấu hiệu và triệu chứng của cúm.

Mặc dù thuốc kháng vi-rút rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh cúm. Nhưng chúng không thể thay thế cho việc tiêm phòng cúm ở trẻ em trên 6 tháng tuổi.

Ngoài ra mẹ có thể:

  • Sử dụng thuốc nhỏ mũi nước muối: Thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc xịt có chứa nước muối có thể giúp làm lỏng chất tiết và bôi trơn các đường mũi và xoang. Những giọt này có thể được nhỏ hai lần một ngày.
  • Sử dụng thuốc giảm đau (chỉ khi cần thiết): sử dụng Acetaminophen hoặc Ibuprofen để hạ sốt và giảm đau cho trẻ (nhưng không dùng Ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và không cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi dùng Aspirin.

Chăm sóc khi con bị cảm cúm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc mẹ có thể:

Cung cấp đủ nước cho trẻ

Bất kể người nhiễm cúm là người già, người trưởng thành hay trẻ em thì việc cung cấp đủ nước vẫn là ưu tiên hàng đầu. Điều này không những giúp cân bằng điện giải mà còn giúp làm sạch chất nhờn dư thừa trong xoang mũi.

Đối với trẻ sơ sinh mẹ nên:

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ trực tiếp theo nhu cầu hoặc đổ thìa nếu bé mệt và không muốn bú.
  • Khi có các dấu hiệu mất nước như: da nhăn nheo, mắt trũng, tiểu ít, thờ ơ… Thì cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế và uống Oresol để bù nước và điện giải.
  • Có thể bổ sung nước cho bé bằng các loại nước hoa quả giàu vitamin C như: nước ép bưởi, nước quít, nước cam….

Thay đổi tư thế nằm cho bé để giảm ho

Bằng việc nâng cao đầu giường khoảng 30 – 45 độ có thể sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn bằng cách ngăn ngừa ho dồn vào mũi. Mẹ hãy đặt một chiếc gối chắc chắn dưới nệm (và không đặt trong nôi của bé).

Sử dụng các thiết bị hỗ trợ

Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương trong phòng giúp ngăn ngừa mũi của trẻ bị khô bằng cách giữ cho môi trường trong nhà luôn ẩm ướt.

Cung cấp chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Khi bị cảm cúm, trẻ vẫn cần được cung cấp đủ năng lượng cũng như 4 nhóm chất dinh dưỡng là: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng.

Súp gà và súp rau củ ấm, sữa ấm là những món ăn giúp làm dịu cổ họng và giảm tắc nghẽn ở ngực mẹ có thể chuẩn bị cho con.

Mật ong làm dịu cổ họng và giúp trẻ ngủ ngon hơn. Vì vậy, đối với trẻ em trên 1 tuổi bị cúm siêu vi, mẹ có thể cho 1,5 thìa cà phê mật ong vào một ít nước ấm và cho con dùng trước khi đi ngủ. Đây là một phương thuốc chữa ho rất hiệu quả.

Cách phòng bệnh cảm cúm cho trẻ sơ sinh

trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao

Thực hiện các bước để ngăn ngừa bệnh cúm ở trẻ em là rất quan trọng. Đặc biệt là ở trẻ em.

Tiêm phòng cúm vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Sau 2 tuần sau khi tiêm phòng cúm để các kháng thể phát triển trong cơ thể và bắt đầu bảo vệ con chống lại bệnh cúm.

Lịch tiêm cúm cụ thể như sau:

Đối với trẻ từ 6 tháng –  9 tháng tuổi chưa tiêm vacxin cúm:

  • Tiêm 2 mũi 0.25ml cách nhau tối tiểu 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc lại định kỳ hàng năm 1 mũi/năm.

Đối với trẻ trên 9 tuổi và người lớn:

  • Tiêm 1 mũi 0.5ml/ năm. Và tiêm nhắc lại hàng năm.

Ngoài việc tiêm phòng cúm, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyên mẹ nên:

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng: hạn chế để bé tiếp xúc với những người đang mắc cúm hoặc chưa tiêm phòng cúm.
  • Đảm bảo vệ sinh sinh hoạt hàng ngày : Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, sử dụng nước rửa tay, bỏ ngay khăn giấy đã sử dụng….
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt trong nhà.
  • Gọi cho bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ chính của bạn nếu con bạn có dấu hiệu của bệnh cúm.

Lời kết

Pinkspoon hy vọng qua bài viết này đã có thể giúp mẹ trả lời câu hỏi “trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao”. Nếu mẹ có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào thì đừng quên để lại trong phần bình luận của bài viết hoặc inbox trực tiếp cho Pinks để Pinks được đồng hành cùng mẹ mẹ nhé.

Read More
Uncategorized

Tất Tần Tật Những Điều Mẹ Cần Biết Về Sữa Cho Bé

Sữa là thực phẩm quan trọng cần thiết trong suốt cuộc đời của con người đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu đây là lần đầu mẹ mang thai và muốn tìm hiểu về tất cả các loại sữa tốt, phù hợp nhất cho bé thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Pinkspoon mẹ nhé.

Sữa là gì? Tại sao sữa lại quan trọng?

sữa cho bé

Sữa là một loại chất lỏng, màu trắng đục được tạo ra bởi các loại động vật có vú mà thường là các con cái sau khi sinh đẻ. Các loài động vật khác nhau sẽ có thành phần sữa khác nhau. Nhưng về cơ bản chúng sẽ bao gồm: chất béo, chất đạm, đường, vitamin, khoáng chất và nước.

Sữa thực vật là tên gọi chung của những sản phẩm sữa có nguồn gốc 100% từ thực vật. Phổ biến như sữa hạnh nhân, sữa hạt điều, sữa đậu nành, sữa gạo … Nhưng trong đó chỉ có sữa đậu nành (có bổ sung thêm canxi) là có thể sánh ngang được so với sữa động vật.

Sữa có nhiều vai trò đối với sức khỏe:

Nuôi dưỡng: Trong giai đoạn sơ sinh đây là thức ăn duy nhất của con. Vì chúng rất dễ tiêu hóa, phù hợp với khả năng tiêu hóa, chứa đầy đủ các chất mà con cần.

Tăng sức đề kháng: trong sữa thường có chứa một số loại kháng thể nhất định (đặc trưng theo loài) để giúp con có được những kháng thể đầu tiên trong cuộc đời.

Bổ sung các loại acid amin cần thiết: Mỗi loại thực phẩm đều có một phổ acid amin khác nhau. Tuy nhiên, trong sữa và trứng là 2 loại thực phẩm mà có bổ sung đầy đủ tất cả các loại acid amin thiết yếu cho cơ thể.

Cung cấp vitamin và chất khoáng: trong đó quan trọng nhất là canxi. Bởi canxi trong sữa có nguồn gốc động vật là dạng đã được gắn với casein. Nên có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu.

Sữa mẹ – Nguồn dinh dưỡng không thể thay thế cho bé

sữa cho bé

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất dành cho trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích thiết thực cho cả mẹ và vé. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo rằng: nên cho bé bú sớm vào 1 giờ đầu sau sinh và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Trẻ bắt đầu ăn bổ sung từ 6 tháng tuổi kết hợp bú mẹ đến 24 tháng tuổi.

Sữa non

Sữa non là loại sữa mẹ đặc biệt. Nó được hình thành từ tuần thứ 14 – 16 của thai kì và được tiết ra từ lúc sinh đến 2 – 3 ngày sau khi sinh. Trẻ bú sớm sẽ nhận được sữa non. Đây là thức ăn phù hợp nhất với hệ tiêu hóa của con lúc này. Sữa non đặc sánh, màu vàng nhạt, chứa nhiều chất chống nhiễm khuẩn và kháng thể để bảo vệ cho trẻ.

Vitamin A trong sữa non có tác dụng làm giảm mức độ nặng của các bệnh nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng xổ nhẹ, tăng bài tiết phân xu, phòng các bệnh dị ứng và cũng có tác dụng thải bilirubin ra khỏi ruột làm giảm mức độ vàng da sinh lý.

Sữa non tuy ít nhưng thỏa mãn được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh do lượng protein cao gấp 2 – 3 lần sữa trưởng thành. Hàm lượng kháng thể và vitamin cao nhất trong sữa non trong vòng 60 phút đầu sau sinh sau đó giảm dần.

Như vậy, trẻ được bú sữa non trong những bữa bú đầu tiên là vô cùng quan trọng. Chúng ta không nên cho trẻ bất cứ thức ăn, nước uống nào trước khi trẻ bắt đầu bú sữa non.

Sữa trưởng thành

Sữa trưởng thành là sữa mẹ sản xuất ra sau khi sinh vài ngày. Số lượng sữa nhiều hơn làm hai bầu vú bà mẹ căng đầy và cứng. Đây được gọi là hiện tượng sữa về. Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng như: chất đạm (protein), chất béo (lipid), đường và các loại vitamin, khoáng chất đủ cho trẻ phát triển trong 6 tháng đầu. Thành phần các chất dinh dưỡng ở một tỷ lệ thích hợp, dễ hấp thu và đáp ứng với sự phát triển nhanh của trẻ.

Thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ

Chất đạm

Sữa mẹ có lượng đạm thấp hơn so với sữa bò, sữa dê. Nhưng sữa mẹ có đầy đủ các loại acid amin cần thiết với tỷ lệ cân đối, dễ hấp thu. Chính vì vậy, đây là loại sữa phù hợp nhất với chức năng đào thải khi thận của trẻ chưa trưởng thành.

Bên cạnh đó, đạm trong sữa mẹ chủ yếu là đạm lỏng hòa tan (whey protein). Tỉ lệ Whey/ casein ở sữa mẹ là 80/20 có thể thay đổi lên tỉ lệ 60/40 trong quá trình điều tiết sữa nên phù hợp với khả năng tiêu hóa và hấp thu cảu trẻ.

Trong sữa bò chủ yếu là casein (85%) nên khi vào dạ dày của trẻ nhỏ sẽ tạo thành các cục đông vón làm trẻ khó tiêu hóa và hấp thu, trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, whey protein trong sữa mẹ còn chứa các protein kháng khuẩn giúp bảo vệ trẻ khỏi các loại vi khuẩn gây bệnh.

Chất béo

Cấu trúc chất béo trong sữa mẹ có nhiều nhiều acid béo chuỗi dài không no dễ hấp thu. Đồng thời có nhiều acid béo cần thiết như acid linoleic đóng vai trò quan tọng trong việc bảo vệ và phát triển hệ thần kinh, mắt và sự bền vững của mạch máu ở trẻ nhỏ. Hàm lượng chất béo trong sữa mẹ vào khoảng 5,5g/ 100ml. Và cung cấp khoảng 1 nửa năng lượng cho trẻ bú mẹ.

Đường

Đường trong sữa mẹ chủ yếu là đường lactose. Với hàm lượng khoảng 7g/100ml. Một số lactose trong sữa mẹ vào ruột sẽ được chuyển thành acid lactic giúp cho sự hấp thu canxi và muối khoáng được tốt hơn.

Vitamin

Sữa mẹ có nhiều vitamin A. Vì vậy, trẻ bú mẹ hoang toàn trong 6 tháng đầu giúp phòng nguy cơ mắc bệnh khô mắt. Các loại vitamin khác trong sữa mẹ cũng đủ cung cấp cho trẻ trong 6 tháng đầu nếu bà mẹ được ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ. Ngoại trừ vitamin D là loại vitamin cơ thể tự tổng hợp khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Xem thêm: Các loại vitamin D tốt nhất để bổ sung cho trẻ sơ sinh

Muối khoáng

Nguồn canxi, sắt, kẽm trong sữa mẹ tuy ít hơn trong sữa công thức nhưng lại có hoạt tính cao, dễ hấp thu. Do vậy, vân đáp ứng được nhu cầu của trẻ.

Các yếu tố miễn dịch trong sữa mẹ

Trong sữa mẹ có nhiều yếu tố quan trọng có vai trò bảo vệ cơ thể mà sữa bò và các loại sữa thay thế khác không có. Trong đó, có 2 yếu tố quan trọng là globulin miễn dịch, chủ yếu là IgA giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh đường ruột. Bạch cầu giúp cho trẻ chống lại các bệnh do virut, vi khuẩn gây ra.

Bên cạnh đó trong sữa mẹ còn có một số yếu tố khác như interferon, lizozym, lactoferin, bifidus…

Sữa công thức

Sữa công thức hay còn gọi là sữa bột trẻ em thường được làm từ sữa bò đã qua xử lý để phù hợp với trẻ sơ sinh. Sữa công thức có 2 dạng khác nhau là sữa dạng bột và sữa công thức dạng pha sẵn. Mặc dù sữa công thức pha sẵn có thể tiện lợi hơn nhưng nhược điểm của chúng là giá đắt và sử dụng trong thời gian ngắn (thường là 2 tiếng sau khi mở nắp).

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa công thức, đa phần chúng đều cố gắng xây dựng công thức sao cho giống sữa mẹ nhất về cả năng lượng cũng như các chất khoáng.

Chúng được chia ra làm 4 số để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con:

  • Sữa công thức số 1: dành cho bé từ  0 – 6 tháng
  • Sữa công thức số 2: dành cho bé từ 6 – 12 tháng
  • Sữa công thức số 3: dành cho bé từ 1 – 3 tuổi
  • Sữa công thức số 4: dành cho bé từ 3 – 6 tuổi.

Một số loại sữa đặc biệt cho bé

Sữa cho bé sinh non

Sinh non là hiện tượng chuyển dạ sớm khi thai kỳ chưa đủ tuần tuổi. Trẻ sinh non thường có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500g), khả năng bú, mút, hấp thu các chất dinh dưỡng kém trong khi nhu cầu các chất của con lại cao hơn so với các bạn đủ tháng. Chính vì vậy, việc chọn riêng sữa cho đối tượng này là điều vô cùng cần thiết.

Sữa cho bé sinh non có thể do bác sĩ kê, hoặc mẹ chọn cho bé. Những dòng sữa này thường có năng lượng cao nhưng lại cực kì dễ hấp thu. Giàu đạm, béo và không chứa đường lactose.

Một số dòng sữa cho bé sinh non mẹ có thể tham khảo như: Similac Neosure, Similac special care, sữa bột Pre Nan, sữa Pre France Lait….

Sữa cho bé trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng phổ biến, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh như: thay đổi môi trường từ bụng mẹ và môi trường bên ngoài, hệ tiêu hóa chưa phát triển, các bệnh lý bẩm sinh….

Trào ngược dạ dày nếu không được điều trị và xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Sữa cho bé trào ngược là dòng sữa được thiết kế với công thức đặc biệt giúp làm đặc sữa hơn, từ đó giảm nguy cơ trào ngược, hít sặc khi uống sữa. Mẹ có thể dễ dàng nhận ra chúng qua tên gọi. Thông thường trên phần tên của chúng thường có chữ “AR” là viết tắt của Anti Regurgitations hoặc chữ “comfort”

Một số sữa cho trẻ trào ngược dạ dày thực quản: Physiolac AR, FrisoLac Gold comfort, France Lait AR, Optimum AR….

Sữa cho bé bất dung nạp với đường lactose

Bất dung nạp lactose là tình trạng thiếu hụt men lactase xảy ra ở hệ thống dạ dày ruột, mức độ triệu chứng tùy thuộc vào lượng lactose tiêu thụ hoặc khả năng dung nạp lactose.

Khi trẻ bị bất dung nạp lactose trẻ dễ bị ói, tiêu lỏng, tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng, có thể làm cho trẻ chậm tăng trưởng cả về cân nặng, chiều cao và phát triển trí não

Trẻ bị bất dung nạp lactose sau 08 tuần áp dụng chế độ ăn không có đường lactose (lactose free) có thể tiến hành thử lại khả năng dung nạp lactose bằng cách cho ăn hoặc uống sữa có chứa lactose 1 lần và theo dõi trong ngày, sau đó tăng lên 2 lần/ ngày. Nếu không thấy dấu hiệu bất dung nạp lactose, có thể cho trẻ uống sữa có chứa lactose với lượng sữa tăng dần, tiến tới trở lại chế độ ăn thông thường theo tuổi.

Một số sữa cho trẻ bất dung nạp đường lactose: Aptamil A+ lactose Free, Nan AL, Wakodo Bonlact, Similac Isomil…

Sữa cho bé dị ứng đạm sữa bò

Dị ứng đạm sữa bò là dạng dị ứng thức ăn thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chiếm từ 2 – 3% dân số. Nguyên nhân dị ứng thường gặp nhất là do đạm casein (80%) có trong sữa.

Dị ứng đạm sữa bò có thể hết theo thời gian: 50% trẻ sẽ hết dị ứng sữa khi 1 tuổi, 70% khi tròn 2 tuổi và 85% khi tròn 3 tuổi.

Khi được chẩn đoán dị ứng đạm sữa bò trẻ cần tránh sử dụng tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sữa bò, hoặc sữa các loại động vật khác như sữa dê, sữa trâu… Mà thay vào đó mẹ có thể chọn cho con các dòng sữa như:

  • Sữa thủy phân hoàn toàn: Nutramigen, Similac Alimentum, Pregestimil, Sữa Meiji HP, …
  • Sữa thủy phân một phần: Similac Total comfort, Nan Supreme….

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản nhất về các loại sữa cho bé hiện nay. Nếu mẹ có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào thì đừng quên comment ngay phía dưới bài viết để Pinks được hỗ trợ mẹ mẹ nhé! Hẹn gặp lại các mẹ trong các bài viết tiếp theo.

Read More
Uncategorized

Lịch Chích Ngừa Cho Bé Sơ Sinh Chuẩn Nhất Hiện Nay

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng gây ra do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Chích ngừa là việc làm quan trọng, đơn giản giúp bảo vệ con trước nguy cơ này. Để tiêm phòng đạt hiệu quả cao nhất thì tiêm đủ và đúng thời gian là điều vô cùng cần thiết. Mẹ hãy lưu ngay lịch chích ngừa cho bé sơ sinh trong bài viết dưới đây để đưa bé đi tiêm đầy đủ mẹ nhé!

Lịch chích ngừa cho bé sơ sinh theo Tổ chức Y tế thế giới

Lịch chích ngừa cho trẻ sơ sinh

Để đảm bảo đáp ứng miễn dịch tốt đối với trẻ em, tiêm phòng vaccin được tiến hành ngay sau khi sinh tới 6 tháng trong năm đầu. Đây là thời điểm mà miễn dịch thụ động của bé nhờ các kháng thể của mẹ qua rau thai đã giảm.

Cụ thể, theo Tổ chức Y tế thế giới, tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng đầy đủ theo phác đồ dưới đây:

Lần tiêm chủngTuổiVaccin
1Ngay sau sinhVacxin phòng lao (BCG)

Vacxin phòng bại liệt (OPVo)

26 tuầnVacxin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván 1 (DPT1)

Vacxin phòng bại liệt (OPV1)

310 tuầnVacxin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván 2 (DPT2)

Vacxin phòng bại liệt (OPV2)

414 tuầnVacxin phòng bach hầu – ho gà- uốn ván 3 (DPT3)

Vacxin phòng bại liệt 3 (OPV3)

59 thángSởi
Tiêm nhắc lại18 thángVacxin phòng uốn ván, ho gà, bạch hầu và vacxin phòng bại liệt
30 thángVacxin phòng uốn ván, ho gà, bạch hầu và vacxin phòng bại liệt

Lịch chích ngừa cho bé sơ sinh tại Việt Nam

Lịch chích ngừa cho bé sơ sinh

Việt Nam là một trong những nước thực hiện đầy đủ các chương trình tiêm chủng mở rộng cho toàn dân. Mẹ có thể đưa bé tới các cơ sở tiêm chủng tại địa phương để được tiêm ngay hôm nay.

Trẻ chích ngừa theo đúng lịch

Đối với trẻ sơ sinh không có bệnh lý đặc biệt, không có các chống chỉ định trong thời gian tiêm chủng sẽ được tiêm theo lịch dưới đây:

Mơi sinh2 tháng3 tháng4 tháng9 tháng18 tháng

(12 – 23)

30 tháng

(24 – 36)

Lao tiêm trong da 0,1mlx
Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván tiêm bắp 0,5mlxxxx
Bại liệt uống 2 giọtxxxxx
Sởi tiêm dưới da 0,5mlx
Viêm gan siêu vi Bxxx

Ta có thể thấy, tiêm phòng sởi ở Việt Nam sớm hơn 9 tháng so với các nước phương Tây (12 – 15 tháng). Nguyên nhân là bởi, ở Việt Nam mặc dù trẻ từ 9 – 12 tháng có nguy cơ mắc sởi cao nhưng sự đáp ứng miễn dịch đối với vacxin sởi lại giảm. Vì kháng thể của mẹ truyền sang con còn cao.

Đối với những trẻ không tiêm phòng đúng chương trình và lứa tuổi

Trong một số trường hợp lịch tiêm chủng của con có thể bị thay đổi. Khi đó lịch thay thế tiêm một số vaccine sẽ là:

Đối với viêm gan B: tiêm ngay liều 1 khi trẻ tới tiêm phòng. Nếu không có chống chỉ định. Sau đó tiếp tục tiêm theo phác đồ: liểu 2 cách 1 tháng sau đó, và liều 3 cách liều thứ 2 từ 4 – 12 tháng.

Đối với vacxin phòng bạch hầy – Ho gà – uốn ván

  • Trẻ dưới 6 tháng: mũi 1 – mũi 3 tiêm 3 mũi liên tiếp cách nhau 1 – 2 tháng.
  • Mũi 4 lúc 15 đến 18 tháng. Mũi 5 nhắc lại lúc 4 – 6 tuổi.
  • Trẻ từ 7 – 59 tháng: tiêm 3 mũi liên tiếp cách nhau 2 tháng.
  • Mũi 4: 6 – 12 tháng
  • Mũi 5: 4 – 6 tuổi nếu mũi tiêm trước 4 tuổi.

Lịch chích ngừa cho bé sơ sinh khi tiêm vacxin phối hợp

Hiện nay, do hội nhập nên ngoài vaccin thông thường, người ta đã kết hợp nhiều loại vaccin trong 1 lần tiêm để giảm số lần tiêm cho trẻ nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng miễn dịch.

Một số loại vaccin phối hợp:

  • Vaccin phòng bệnh 3 trong 1: giúp phòng sởi, quai bị, Rubella và vacxin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván.
  • Vacxin 4 trong 1: phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. Hoặc bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B. Hoặc bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib.
  • Vacxin 5 trong 1: có khả năng phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, rubella.
  • Vaccin 6 trong 1: giúp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, bệnh do Hib, mũi 1 tiêm dưới 6 tháng. Mũi 2 tiêm nhắc lại lúc 12 – 18 tháng.

Trong trường hợp trẻ được tiêm các mũi vacxin phối hợp sẽ thực hiện tiêm theo lịch dưới đây:

Lứa tuổiLoại vaccin phòng bệnhLịch tiêm
Trẻ sơ sinh (càng sớm càng tốt)LaoNgay sau sinh
Viêm gan BMũi 1
1,5 tháng tuổiUống phòng tiêu chảy do Rota virusUống liều 1. Liều 2 được uống sau ít nhất 1 tháng.

Nên hoàn thành 2 liều trước 6 tháng tuổi.

2 tháng tuổi (nên dùng vaccin phối hợp để giảm số lần tiêm)Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệtMũi 1
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi … do trực khuẩn Haemophilus influenzae type BMũi 1
Viêm gan BMũi 2
3 tháng tuổiBạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệtMũi 2
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi … do trực khuẩn Haemophilus influenzae type BMũi 2
Viêm gan BMũi 3 (1 năm sau nhăc slaij mũi 4 và 8 năm sau nhắc lại mũi 5)
4 tháng tuổiBạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệtMũi 3: nhắc lại mũi 4 khi trẻ được 24 tháng tuổi
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi … do trực khuẩn Haemophilus influenzae type BMũi 3 nhắc lại sau mũi 4 khi trẻ được 24 tháng tuổi.
9 tháng tuổiVaccin sởi – quai bị – rubellaMũi 1: Trẻ đến 12 tháng tuổi

Mũi 2: 15 tháng tuổi

Mũi 3: sau mũi 2 từ 4 – 5 năm sau mũi 2

12 thángViêm não Nhật BảnTiêm 3 mũi: 2 mũi đầu cách nhau từ 1 – 2 tuần. Mũi 3 nhắc lại 1 năm sau mũi thứ 2. Cứ 3 năm nhắc lại 1 lần cho đến khi 15 tuổi.
Thủy đậuTiêm 1 mũi duy nhất (12 tháng – 12 tuổi). Nếu trên 12 tuổi: tiêm 2 mũi cách nhau 4 – 6 tuần.
24 tháng tuổi và người lớnViêm màng não do não mô cầuTiêm 1 mũ. Tiêm nhắc lại mỗi 3 năm hoặc khi có chỉ định của bác sĩ.
Viêm gan ATiêm 2 mũi

Từ 2 – 15 tuổi: 2 mũi cách nhau 6 tháng.

Trên 15 tuổi: 2 mũi cách nhau 6 – 12 tháng.

Viêm phổi, viêm mang não mủ … do phế cầu khuẩnTiêm 1 mũi

Cứ 5 năm nhắc lại 1 lần.

Cúm: vaccin được tiêm mỗi năm 1 lần36 tháng tuổi – người lớn: tiêm 1 liều = 0.5ml/ mỗi năm.

6 tháng – 35 tháng tuổi: 1 liều = 0.25ml/mỗi năm

(trẻ dưới 36 tháng: chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm chủng phải tiêm liều thứ 2 sau 4 tuần).

Trên 3 tuổi và người lớnThương hànTiêm 1 mũi. Cứ 3 năm nhắc lại 1 lần

Một số biến chứng có thể xảy ra khi cho bé tiêm vacxin

Một số biến chứng sau tiêm chủng

Các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm

Khi tiêm chủng đưa kháng nguyên vào cơ thể kích thích sự đáp ứng miễn dịch. Hệ thống miễn dịch của cơ thể đáp ứng và hoạt động tăng cường để sinh miễn dịch. Quá trình này có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng lên và biểu hiện ra bằng các cơn sốt nhẹ, đau ở vị trí tiêm và trẻ thường quấy hơn. Trung bình khoảng 2 ngày sau khi tiêm các phản ứng trên sẽ mất đi. Đây là các biểu hiện bình thường.

Tuy nhiên, nếu bé có các biểu hiện như:

  • Mẩn đỏ, ngứa tại chỗ tiêm, ban đỏ, mề đay, phù Quincke toàn thân.
  • Mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, giảm huyết áp, tụt huyết áp.
  • Khó thở, nghẹt thở như co thắt thanh quản hoặc hen.
  • Bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, chóng mặt, choáng vàng, vật vã, giãy dụa.

Đây có thể là những cảnh báo nguy cơ dị ứng vacxin, sốc phản vệ sau khi tiêm. Khi đó, mẹ cần thông báo cho đơn vị tiêm chủng của bé. Đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để được đánh giá và điều trị kịp thời.

Một số biến chứng nguy hiểm của từng loại vacxin

Các loại vacxin khác nhau sẽ có những tác dụng phụ và biến chứng khác nhau. Cụ thể mẹ có thể tham khảo trong bảng dưới đây:

Loại vacxinTác dụng phụ và biến chứngTỷ lệ
DPTSốt nhẹ, đau quấy (2 ngày sau khi tiêm, đau chỗ tiêm)Thường gặp 50%
Bạch hầu – Ho gà – Uốn vánKhóc liên tục >3 giờ

Sốt cao 39 – 40 độ C

Co giật, tím tái từng cơn

Hội chứng não cấp (3 – 7 ngày sau tiêm)

Dị ứng thần kinh

Sốc phản vệ trong 24 giờ

1/100

1/330

1/1750

1/110000

1/310000

 

OPVSốt, bại liệt (30 ngày sau uống vaccin)

Nổi ban sốt nhẹ vài ngày sau tiêm 1 – 2 tuần

Nổi ban hạch to vài ngày sau tiêm 1 – 2 tuần

Viêm não, co giật, sốt gây điếc (15 ngày sau tiêm)

Cúm (H. Influenza type B)Sưng, nóng đỏ chỗ tiêm

Sốt cao

1/100

2/100

BCGNhiễm BCG lan tỏa

Viêm hạch có mủ, áp xe dưới da

Viêm sưng – tủy

1/1 triệu

1 – 2/100

1/1 triệu

Viêm gan siêu virus BHội chứng cúm, sưng đau chỗ tiêm

Sốc phản vệ, bệnh huyết thanh hiếm gặp

Phản ứng, sốc phản vệ với các loại men làm bánh mỳ

1 – 6/100
IPV (vaccin bại liệt tiêm)Dị ứng phản vệ với neomycin hoặc streptomycin

Lời kết

Trên đây là toàn bộ lịch chích ngừa cho bé sơ sinh được Bộ Y tế công bố và khuyến cáo cho trẻ sơ sinh. Bố, mẹ hãy đưa con đi tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ bé yêu toàn diện nhất mẹ nhé. Nếu mẹ có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào về lịch chích ngừa cho bé sơ sinh thì hãy để lại cho Pinkspoon được biết và hỗ trợ mẹ trong phần bình luận của bài viết này mẹ nhé. Hẹn gặp lại các mẹ trong các bài viết tiếp theo.

Read More
Uncategorized

TOP 5 Loại Sữa Giúp Bé Tăng Cân Tốt Nhất Hiện Nay

Bé nhẹ cân, chậm tăng cân, lười ăn, biếng ăn làm mẹ lo lắng? Bé uống sữa hoài mà cân nặng vẫn chẳng có chuyển biến tốt? Mẹ không biết loại sữa con đang dùng có tốt không? có phù hợp với bé không? Cùng Pinkspoon điểm danh ngay 5 loại sữa giúp bé tăng cân tốt nhất được các bác sĩ dinh dưỡng và nhi khoa khuyên dùng trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Tại sao sữa lại quan trọng với bé?

sữa bột cho bé

Cung cấp chất đạm có giá trị cao

Sữa là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Lượng protein trong sữa trung bình rơi vào khoảng từ 3 – 4%. Trong đó: sữa bò tươi là 3.9%, sữa dê tươi 3.5% và sữa mẹ là 1.5%.

Về chất lượng protein của sữa rất quý vì thành phần acid amin cân đối và độ đồng hóa cao, có nhiều lysin, methionin. Protein của sữa thuộc 3 loại casein, lactoalbumun và lactoglobulin. Sữa các loại động vật như: sữa bò, sữa dê có nhiều casein (chiếm khoảng 75%) nên được gọi là sữa casein. Sữa mẹ có nhiều albumin hơn nên được gọi là sữa Albumin.

Bổ sung lipid giúp trẻ tăng cân

Lipid trong sữa khoảng 3.8%. Chất béo trong sữa là chất béo có giá trị sinh học cao vì chúng tồn tại ở dạng nhũ tương hóa, có độ phân tán cao nên rất dễ hấp thu. Ngoài ra, chất béo của sữa cũng chứa rất nhiều axit béo chưa no cần thiết, có nhiều lecithin.

Giúp bé thông minh hơn

Khác với các loại đường thông thường. Đường ở trong sữa là dạng đường lactose có tác dụng liên kết với chất béo giúp cho quá trình myelin hóa tế bào thần kinh diễn ra ổn định. Lactose trong sữa bò 4.8%, sữa dê tươi là 4.5% và sữa mẹ là 7%. Đây chính là nguyên nhân vì sao những trẻ được bú đủ lượng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thì sẽ có chỉ số IQ cao hơn so với những trẻ dùng sữa công thức.

Bé cao lớn, phát triển chiều cao tốt hơn

Sữa là nguồn thức ăn cung cấp calci quan trọng cho trẻ em mà không một loại thực phẩm nào có thể thay thế được. Calci trong sữa ở dạng kết hợp với casein đồng thời tỉ lện canxi/photpho phù hợp nên dễ hấp thu.

Trẻ cần uống bao nhiêu sữa một ngày?

trẻ cần bao nhiêu sữa một ngày

Số lượng sữa bé uống một ngày phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

  • Sở thích của từng trẻ
  • Độ tuổi của trẻ
  • Mức độ tăng cân, tăng cao của bé so với tuổi

Tuy nhiên, những trẻ bình thường cần được cung cấp đủ theo nhu cầu khuyến nghị về năng lượng. Theo đó:

  • Trẻ từ 0 -24 tháng tuổi cần uống: 6 – 8 đơn vị/ngày
  • Trẻ từ 2 – 6 tuổi cần: 5 – 6 đơn vị/ngày
  • Trẻ trên 6 tuổi: 4 – 5 đơn vị/ngày

Trong đó: 1 đơn vị sữa = 100ml sữa nước = 100g sữa chua = 15g phô mai

Những lưu ý khi chọn sữa giúp bé tăng cân

Top 16 loại sữa tươi tăng cân cho bé được lựa chọn nhiều nhất năm 2020

Để chọn được loại sữa tốt cho bé mẹ hãy lưu lại 5 lưu ý dưới đây từ các chuyên gia mẹ nhé:

Ưu tiên sữa có hàm lượng chất béo cao

Chất béo hay còn gọi là lipid là hợp chất có giá trị sinh năng lượng cao nhất. Đa số các sữa nếu có lượng béo cao thì năng lượng cũng sẽ cao hơn, giúp bé tăng cân tốt hơn. Thậm chí, với các bé khó uống sữa, uống được ít sữa thì mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn loại sữa thấp hơn so với tuổi. Ví dụ: trẻ được 7 tháng chậm tăng cân. Thì tips ở đây đó là mẹ không cần vội chuyển lên sữa số 2 đâu ạ. Mà có thể tiếp tục cho con dùng sữa số 1 đồng thời bổ sung thêm vitamin để con tăng cân tốt hơn mẹ nhé.

Chọn sữa cao năng lượng – nhưng dùng đúng cách

Các loại sữa thông thường sẽ có mức năng lượng giao động trong khoảng từ 68 – 70 Kcal/100ml. Sữa mẹ có mức năng lượng thấp hơn. Khoảng từ 60 – 65 Kcal/100ml.

Sữa cao năng lượng là loại sữa có năng lượng đạt trên 100 KCal/100ml. Phù hợp các bé nhẹ cân, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân thường được các bác sĩ khuyên dùng.

Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là:

  • Thời gian tiêu hóa lâu hơn. Nhiều bé khi uống sữa cao năng lượng có thể làm giảm số bữa ăn. Dần dần gây ra tình trạng biếng ăn. Ảnh hưởng tới cân nặng. Tăng nguy cơ thiếu vi chất dinh dưỡng.
  • Không chứa lactose (lactose free). Nên khi dùng trong thời gian kéo dài có thể làm giảm tiết men lactose của bé. Dẫn tới việc chuyển từ sữa cao năng lượng sang sữa bình thường con bị tiêu chảy.

Chính vì vậy khi sử dụng sữa cao năng lượng mẹ nên:

  • Ưu tiên cho bé uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Lượng sữa cao năng lượng chỉ nên chiếm khoảng 20% tổng nhu cầu hàng ngày. Thay vào đó, mẹ có thể cho bé dùng kèm thêm những loại sữa thông thường khác trong ngày.
  • Sử dụng sữa phù hợp với độ tuổi của con.

Chọn những sữa “mát”

Sữa “mát” là tên gọi mà các mẹ thường truyền tai nhau để chỉ những loại sữa không chứa đường mía, đường hóa học, có vị ngọt vừa phải, thanh mát như sữa mẹ. Đa phần những loại sữa này đều có hàm lượng đạm Casein:albumin vào khoảng từ 60:40 gần tương tự sữa mẹ. Có bổ sung thêm các loại chất xơ FOS và GOS giúp con không bị táo bón đồng thời hấp thu các chất tốt hơn.

Sữa có bổ sung kháng thể từ sữa non

Trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng thường có sức đề kháng yếu hơn so với các bạn bình thường. Lựa chọn những dòng sữa có bổ sung sữa non không những giúp con tăng cường miễn dịch, tăng năng lượng mà chúng còn rất dễ tiêu hóa.

Đảm bảo sữa có nguồn gốc rõ ràng

Xu hướng hiện nay của các mẹ rất thích cho con dùng sữa ngoại nhập, sữa xách tay. Điều này có thể khiến con uống phải sữa giả, kém chất lượng. Vì vậy, mẹ nên chọn những thương hiệu sữa uy tín, được bán tại các cửa hàng, đại lý, nhà phân phối chính hãng mẹ nhé!

Top 5 loại sữa giúp bé tăng cân tốt nhất hiện nay

Dưới đây là 5 loại sữa giúp bé tăng cân mẹ có thể tham khảo để sử dụng cho con.

Sữa bột Nutren Junior dành cho bé nhẹ cân suy dinh dưỡng

Sữa bột Nutren Junior

Sữa bột Nutren Junior được biết đến như một sản phẩm y học năng lượng cao giúp hỗ trợ tăng cân, kích thích ăn ngon miệng và tốt cho hệ tiêu hoá của bé.

Ưu điểm sản phẩm:

  • Sản phẩm được sản xuất và nhập khẩu bởi công ty TNHH Nestle Việt Nam trên dây truyền công nghệ sản xuất hiện đại mang tới cho mẹ một sản phẩm sữa cao năng lượng chất lượng tốt.
  • Giàu đạm (3g/100Kcal) cao hơn so với các loại sữa thông thường. Tỉ lệ Whey: casein của sữa bột Nutren Junior là 50: 50. Gần tương tự trong sữa mẹ. Nên khi pha, sữa rất dễ tan, không hề bị vón cục. Con cũng không sợ gặp phải tình trạng táo bón khi dùng sữa công thức.
  • Bổ sung chất xơ hòa tan FOS/ Inunin hỗ trợ tiêu hóa, tăng khả năng miễn dịch cho con.
  • Cung cấp đầy đủ đầy đủ 39 loại vitamin, chất khoáng cần thiết.
  • Hàm lượng DHA vượt trội (11mg/250ml) kết hợp với Taurin, choline giúp con phát triển trí não toàn diện.

Sản phẩm có thể sử dụng cho bé trong độ tuổi từ 1 – 10 tuổi.

Sữa bột Nutridrink cho bé lười uống sữa, chậm tăng cân

sữa Nutridrink cho bé tăng cân

Sữa bột Nutridrink là sản phẩm đặc chế dành riêng cho trẻ nhẹ cân suy dinh dưỡng tới từ nhà sản xuất Nutricia nổi tiếng của Đức.

  • Ưu điểm nổi bật của sản phẩm là năng lượng cao. Có 2 cách pha để đạt đậm độ năng lượng là 100 Kcal/100 ml hoặc 150 kcal/100 ml) đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho con tăng trưởng bù.
  • Chất đạm: Phần trăm năng lượng tới từ đạm trong sản phẩm Nutridrink là khoảng 9% tương đương (3.4g/100ml). Đây là con số được khuyến nghị phù hợp để giúp trẻ tăng cân tốt.
  • Chất béo: chiếm tới 41%. Đây chính là bí quyết giúp sản phẩm Nutridrink có thể đạt được mức năng lượng lên tới 150 KCal / 100ml mà không một sản phẩm sữa cao năng lượng nào cho trẻ em trên thị trường có thể làm được.
  • Ngoài những hương vị vanilla thông thường thì Nutridrink còn cho ra mắt sản phẩm Nutridrink vị trung tính (Neutral) cho những bé không thích uống sữa, kén chọn sữa. Sản phẩm cũng được chứng minh là có thể sử dụng để thêm vào công thức làm các loại bánh, sinh tố cho trẻ.

Sản phẩm có thể dùng cho bé từ 1 – 12 tuổi

Sữa bột Pediasure dành cho trẻ biếng ăn, nhẹ cân suy dinh dưỡng

sữa bột Pedia sure

Ưu điểm

  • Cung cấp đầy đủ 37 dưỡng chất.
  • Năng lượng cao (1 Kcal/ml), giàu chất béo (đặc biệt là chất béo MCT) giúp con tăng cân tốt, không bị táo bón khi sử dụng sữa công thức.
  • Giàu đạm, canxi, vitamin D. Nay được bổ sung thêm Arginin cùng vitamin K2 giúp tăng quá trình cốt hoá xương, dẫn canxi vào xương hiệu quả hơn đồng thời tăng bề dày của đĩa sụn ở xương chày giúp còn tăng trưởng chiều cao hiệu quả.
  • Bổ sung Probiotic, prebiotic (FOS) giúp hệ tiêu hoá của bé khoẻ mạnh, tăng cường hấp thu các chất, tăng cường miễn dịch.
  • Nhờ lượng DHA, cholin, taurin dồi dào, Pediasure cực kì hữu ích trong việc tăng cường trí nhớ, phát triển tế bào não cho con.

Sản phẩm phù hợp khi thêm vào khẩu phần ăn của trẻ từ 1 – 10 tuổi.

Sữa bột Colosbaby dễ hấp thu, tăng cường sức đề kháng

sữa bột cho trẻ tăng cân

Colosbaby là dòng sữa bột tới từ công ty sản xuất sữa Vitadary. Với việc bổ sung thêm sữa non từ Mỹ, sản phẩm hứa hẹn không những có thể giúp bé tăng cân mà còn tăng cường sức đề kháng cực kì tốt.

Ưu điểm sản phẩm

  • Giúp bé tăng cân khỏe mạnh: không giống như những dòng sữa cao năng lượng ở trên. Colosbaby là một loại sữa cung cấp dinh dưỡng cân đối, hợp lý tỉ lệ đạm: đường: béo ở mức vừa phải giúp con dễ dàng hấp thu và tiêu hóa.
  • Tăng trưởng chiều cao: sản phẩm có bổ sung đồng thời 3 dưỡng chất canxi, phot pho, vitamin D3. Đây đều là các thành phần cần thiết cho sự phát triển xương, răng.
  • Hỗ trợ giấc ngủ: ngoài các thành phần như sữa thông thường colosbaby còn được bổ sung thêm Lactium. Đây là một trong những sản phẩm của quá trình thủy phân đạm casein. Giúp đem lại cảm giác thoải mái, thư giãn, mang tới những giấc ngủ ngon cho bé.

Sữa bột Aptamil

sữa bột cho trẻ tăng cân aptamil

Dựa trên 40 năm nghiên cứu trong lĩnh vực dinh dưỡng của tập đoàn Aptaclub Đức đã cho ra đời dòng sữa aptamil với nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Bộ dưỡng chất Synbiotic được cấp bằng sáng chế độc đáo. Đây là sự kết hợp độc đáo giữa 2 loại prebiotic GOS và FOS với tỉ lệ 9 : 1 cùng Priobiotic B.breve M – 16v giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ miễn dịch cho bé tốt hơn.
  • Sản phẩm có bổ sung đầy đủ bộ ba Canxi – vitamin D – vitamin K2 trong công thức để con tăng chiều cao tối ưu nhất.
  • Bổ sung DHA cùng hơn 22 loại vitamin, chất khoáng quan trọng cho bé phát triển, tăng cân khỏe mạnh.

Sản phẩm được chia thành nhiều loại khác nhau phù hợp với từng độ tuổi của con.

  • Aptamil số 1: dùng cho trẻ từ 0 – 12 tháng
  • Aptamil số 2: dùng cho trẻ từ 12 – 24 tháng
  • Aptamil số 3: dùng cho trẻ trên 24 tháng tuổi.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về các loại sữa tăng cân cho bé tốt nhất trên thị trường hiện nay. Pinkspoon hy vọng thông qua bài viết này mẹ đã có thể chọn được loại sữa phù hợp với bé yêu của mình.

Read More
Uncategorized

Các Loại Vitamin Cần Bổ Sung Cho Trẻ Sơ Sinh

Vitamin, chất khoáng là những vi chất không chiếm tỉ lệ lớn trong cơ thể nhưng chúng lại đóng vai trò quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường, nếu bé sinh đủ ngày, không gặp các bệnh lý đặc biệt, mẹ bổ sung các chất theo đúng khuyến nghị trong thời gian mang thai và cho con bú thì đa phần con sẽ không cần dùng thêm các sản phẩm bổ sung. Tuy nhiên, trong một số trường hợp: sinh non, sinh đôi, trẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh, hay bị ốm vặt, bú kém…. thì cần được hỗ trợ thêm từ thuốc.

Vậy các loại vitamin cần bổ sung cho trẻ sơ sinh gồm những loại nào? Liều lượng sử dụng chúng ra sao? Khi bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh có cần lưu ý gì không? Mẹ cùng Pinkspoon khám phá ngay trong bài viết này nhé!

Các loại vitamin cần bổ sung cho trẻ sơ sinh bình thường

Vitamin K

Trẻ sơ sinh cần được tiêm vitamin K sau sinh để phòng nguy cơ mắc các bệnh về tan máu
Trẻ sơ sinh cần được tiêm vitamin K sau sinh để phòng nguy cơ mắc các bệnh về tan máu

Vitamin K là một trong những nguyên liệu quan trọng để quá trình đông máu trong cơ thể có thể diễn ra được bình thường. Đa phần trẻ sơ sinh khi mới sinh ra đều có hàm lượng vitamin K rất thấp. Trong sữa mẹ hàm lượng vitamin K cũng không hề cao. Chính vì vậy, trẻ cần được tiêm 1 mũi vitamin K ngay sau khi sinh để phòng ngừa chứng rối loạn đông máu.

Sau liều vitamin K ban đầu cho trẻ sơ sinh, mẹ không cần phải bổ sung bất cứ sản phẩm thuốc vitamin K nào nếu bé không có các bệnh lý đặc biệt hoặc được bác sĩ yêu cầu bổ sung.

Vitamin D

Bổ sung vitamin D
Bổ sung vitamin D cho bé giúp con tăng cường miễn dịch, phát triển khỏe mạnh

Cơ thể của bé cần vitamin D để hấp thụ canxi cho quá trình xây dựng xương, răng chắc khỏe. Vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch và có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Thiếu vitamin D, trẻ rất dễ gặp phải tình trạng đổ mồi hôi trộm, đau nhức xương khớp và đặc biệt là có thể dẫn tới còi xương. Từ đó gây nên các biến chứng như: chậm phát triển, đau và biến dạng xương (chân vòng kiềng, chân chữ O, lõm ức gà….)

Nguồn cung cấp vitamin D

Nguồn cung cấp vitamin D chính của cơ thể chúng ta là ánh nắng mặt trời. Khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Dưới tác dụng của tia UVB sẽ chuyển hóa tiền vitamin D (có trên da) thành vitamin D cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên, lượng vitamin D nhận được từ ánh nắng mặt trời này còn phụ thuộc vào màu da của bạn, lượng thời gian bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và vùng cơ thể được tiếp xúc. Những trẻ có tông màu da sẫm cần tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn những trẻ có tông màu da sáng để nhận được cùng một lượng vitamin D.

Theo các chuyên gia, việc cho trẻ tắm nắng còn rất nhiều tranh cãi. Nên cách tốt nhất là mẹ cho bé bổ sung vitamin hàng ngày từ các loại thực phẩm.

Mặc dù sữa mẹ có chứa vitamin D, nhưng lượng vitamin D trong sữa mẹ sẽ khác nhau ở mỗi người và thường không cao, không đủ cho trẻ. Để ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin D và các vấn đề về xương, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị: tất cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang bú mẹ cần được bổ sung vitamin D dưới dạng giọt lỏng với liều khuyến nghị là 400 IU/ngày.

Những em bé bú sữa công thức hoàn toàn có chứa vitamin D (ít nhất 400 IU / L) và có thể uống được 1 lít sữa/ ngày thì không cần bổ sung thêm vitamin D.

Xem thêm: Các loại vitamin D tốt cho trẻ sơ sinh

Sắt

bổ sung sắt
Mẹ hãy nhớ bổ sung đủ sắt cho con để phòng thiếu máu mẹ nhé

Sắt là một khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Nó cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Thiếu máu do thiếu sắt có thể là nguyên nhân khiến bé có các biểu hiện như: da xanh xao, tim đập nhanh, khó bú, bú ít và suy nhược. Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển về cả thể chất và não bộ của trẻ.

Trẻ sơ sinh cũng dự trữ sắt trong cơ thể vào cuối thai kỳ. Khoảng 6 tháng tuổi, kho dự trữ sắt của trẻ bắt đầu cạn kiệt. Đây cũng chính là thời gian con bắt đầu chuyển sang quá trình ăn dặm. Những trẻ được hướng dẫn theo phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy hoặc ăn dặm kiểu Nhật thường có xu hướng thiếu sắt vào giai đoạn này.

Lời khuyên:

  • Nếu mẹ đang cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, và mẹ có uống viên sắt thì con không cần bổ sung sắt cho đến 6 tháng sau khi sinh. Khi được 6 tháng tuổi, trẻ sử dụng hết lượng sắt dự trữ và lượng sắt trong sữa mẹ sẽ không còn đủ. Mà cần tăng cường các loại thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn như: thịt chim bồ câu, thịt bò, thịt heo…..
  • Theo AAP, sau bốn tháng bú mẹ hoàn toàn, trẻ sẽ có nhiều nguy cơ bị thiếu sắt nhiều hơn. Từ bốn đến sáu tháng tuổi, mẹ nên chú ý bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt để tăng cường vi chất này trong sữa.
  • Sắt nên được cung cấp ở dạng lỏng với liều lượng 1mg / kg / ngày cho đến khi con có khả năng nhận đủ lượng sắt qua chế độ ăn. Khi trẻ được 1 tuổi, bác sĩ sẽ xét nghiệm xem trẻ có thiếu sắt hay không và cho mẹ biết trẻ có cần tiếp tục uống bổ sung sắt hay không
  • Trẻ sơ sinh đang uống sữa công thức không cần bổ sung thêm sắt nếu chúng đang sử dụng sữa có tăng cường sắt.

Các loại vitamin cần bổ sung cho trẻ sơ sinh trong các trường hợp đặc biệt

Một số trẻ sinh non hoặc có các bệnh lý bẩm sinh đặc biệt có thể cần được bổ sung nhiều vitamin hơn so với bình thường.

Trẻ sinh non

Trẻ sinh non có lượng sắt dự trữ và nhiều loại vitamin khác thấp hơn so với những trẻ sinh đủ tháng. Do đó, bé cần cần nhiều vitamin và khoáng chất hơn từ sữa mẹ, sữa công thức hoặc trong các chế phẩm bổ sung vi chất. Về chủng loại, số lượng chất bổ sung mà một đứa trẻ sinh non sẽ cần sẽ phụ thuộc vào vào cân nặng sơ sinh của bé, bé sinh được bao nhiêu tuần, sinh thường hay sinh mổ và quan trọng nhất là tình trạng sức khỏe hiện tại của con.

Trẻ có các bệnh lý đặc biệt

Đối với những trẻ có bệnh lý khác nhau thì lại cần bổ sung số lượng, hàm lượng các vi chất khác nhau. Như trẻ mắc hội chứng ruột ngắn cần được bổ sung đủ sắt, vitamin B12, folic… Trong khi đó các bé bị tiêu chảy kéo dài lại phải hạn chế bổ sung sắt trong đợt bệnh. Thay vào đó là sử dụng các thực phẩm giàu kẽm, vitamin A…. Để biết chắc chắn con cần bổ sung vi chất nào mẹ hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về chủng loại, liều lượng trước khi bổ sung cho con mẹ nhé!

Mẹ đã phẫu thuật cắt dạ dày

Nếu mẹ đã phẫu thuật bắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày trước khi sinh. Có khả năng mẹ sẽ cần phải bổ sung vitamin và chất khoáng nhiều hơn trong quá trình mang thai, cho con bú và bé cũng vậy.

Mẹ đang ăn chay trường

Thịt và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp vitamin B12 chính. Nếu mẹ tuân theo một chế độ ăn thuần chay nghiêm ngặt , sữa mẹ có thể không có đủ loại vitamin thiết yếu này. Mặc dù bổ sung B12 trong thời kỳ mang thai và cho con bú có thể giúp con hấp thu đủ lượng vitamin này. Nhưng nhiều trường hợp, hàm lượng vitamin B12 của bé vẫn thấp.

Lời kết

Đa phần trẻ sơ sinh khỏe mạnh đều cần được bổ sung đầy đủ vitamin K và vitamin D3 để con phát triển toàn diện, khỏe mạnh. Trong một số trường hợp bệnh lý hoặc mẹ có các vấn đề về sức khỏe thì bé sẽ cần được bổ sung thêm các chất khác nhau.

Trên đây là toàn bộ những thông tin Pinkspoon muốn cung cấp tới mẹ. Pinks hy vọng, sau bài viết này mẹ đã có thể trả lời được câu hỏi ” các loại vitamin cần bổ sung cho trẻ sơ sinh là gì? Nếu mẹ có bất cứ câu hỏi, thắc mắc gì mẹ hãy để lại trong phần bình luận ngay phía dưới bài viết này để Pinks được hỗ trợ mẹ nhiều hơn mẹ nhé!

Read More